Khu lăng mộ An Sinh thờ các vị vua thời nhà Trần là một trong những khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nổi tiếng của Quảng Ninh nằm ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Đây là nơi thờ cúng các vị vua nhà Trần và cũng là trung tâm tín ngưỡng hết sức đặc biệt, thiêng liêng mang nhiều giá trị lịch sử. Hãy cùng tìm hiểu, khám phá về lịch sử, kiến trúc của khu lăng mộ An Sinh trong bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử khu lăng mộ An Sinh – Đền thờ các vị vua nhà Trần
Khu di tích lịch sử khu lăng mộ An Sinh bao gồm 3 phần: ngôi đền thờ, một khu lăng mộ đá của các vị vua thời Trần, nhưng không quy tụ 1 nơi mà nằm rải rác trong khuôn viên rộng lớn có bán kính 20km và khu di tích khảo cổ học. Được xây dựng từ thời Hậu Lê và thời Nguyễn nên theo thời gian và những tác động của môi trường nên khu di tích có phần xuống cấp. Tuy vậy, những giá trị về lịch sử là điều vẫn còn vẹn nguyên không chỉ đối với người dân Quảng Ninh mà còn đối với người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Khu lăng mộ An Sinh thờ 8 vị vua nhà Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông.Khuôn viên đền thờ rộng lớn với hơn 80.000m2, cảnh quan đền thờ mang nét đẹp cổ kính với những hàng nhãn cổ thụ lâu năm, xung quanh đền có 14 cây đại thụ mang ý nghĩa biểu biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần và trước đền trồng 8 cây vạn tuế biểu tượng cho 8 vị vua nhà Trần.
Trong những năm 1959 đến năm 1975, đền thờ trở thành trường đào tạo cán bộ miền Nam tại miền Bắc Việt Nam. Nếu đến tham quan, bạn sẽ thấy những tấm bia đá được làm bằng đá tự nhiên granite rất đẹp do các cựu học sinh miền Nam kỷ niệm.
Ý nghĩa lịch sử của khu lăng mộ An Sinh
Là khu di tích lịch sử quốc gia tồn tại qua nhiều thế kỷ, khu lăng mộ đá An Sinh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt có giá trị đến ngày nay và mãi về sau.
Vào năm 1938, khu lăng mộ An Sinh được xây dựng với mục đích là thờ các vị vua nhà Trần. Tuy nhiên, dựa vào hoàn cảnh lúc bấy giờ mà khu đền trở thành Trường học đào tạo những học sinh từ miền Nam ra miền Bắc trong suốt 20 năm. Đây đều là những cán bộ phục vụ cho hoạt động cách mạng ở miền Nam. Như vậy, đền thờ góp một công lao đào tạo, nuôi dưỡng người tài cách mạng trong thời kỳ miền Nam khó khăn.
Đền An Sinh là đại diện cho những công trình tín ngưỡng thời xưa mang đậm yếu tố lịch sử, giá trị truyền thống, lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với các vị vua nhà Trần đã có công lao giữ nước, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, yên bình.
Trong suốt chiều dài lịch sử, dù mọi thứ đang ngày càng phát triển nhưng những giá trị di sản văn hoá của khu lăng mộ An Sinh sẽ vẫn còn đó và được biểu hiện qua những lễ hội truyền thống hằng năm từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng. Lễ hội có nghi thức không thể thiếu đó là rước nước và tế tự, bên cạnh đó nhiều trò chơi dân gian gắn kết như thi cỗ cá, chọi gà, nấu cơm, đấu gậy…
Khám phá kiến trúc cổ của khu lăng mộ An Sinh
Đền thờ với kiến trúc độc đáo
Kiến trúc đền thờ gồm 2 tòa, mặt bằng hình chữ nhị với 7 gian tiền tế, 5 gian hậu cung được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và được các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ không những tinh tế mà còn rất cầu kỳ. Cũng vì thế mà trải qua nhiều biến cổ của thời gian cũng như lịch sử, khu đền thờ Anh Sinh dần bị xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến sau này, chính quyền tỉnh đã tiến hành phục dựng lại khu đền thờ và hiện được thay đổi thành các hạng mục chính như sau:
- Đền Vua (ở giữa ngôi đền thờ An Sinh): Đây là đền thờ 3 vị vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và thờ Thượng hoàng Trần Thừa cùng các vị tằng tổ, cao cổ của nhà Trần. Ngôi đền được xây dựng với diện tích lớn khoảng 6.498m2 gồm các hạng mục như: cổng, sân tế, giếng ngọc, cổng đi sang đền Mẫu, cổng vào phía sau đền, tiền tế, trung tế, hậu cung và hai tòa giải vũ.
- Đền Thánh (ở phía Đông, bên tả đền Vua): Đền Thánh khu lăng mộ An Sinh được xây dựng theo phong cách truyền thống với diện tích 6.011m2 với các hạng mục như cổng, sân tế, lầu chuông, lầu trống, tiền tế, phương đình, trung tế, hậu cung và giải vũ. Đền thờ Hưng Đại vương Trần Quốc Tuấn, phu nhân Nguyên Tử Quốc mẫu và hai con gái là Quyên Thanh Quận chúa, Đại Hoàng Công chúa.
- Đền Mẫu (ở phía Tây, bên hữu đền Vua): Đền Mẫu với tổng diện tích là 6.228m2 là nơi thờ các vị quốc mẫu và công chúa đầu tiên của triều Trần gồm các hạng mục như giếng ngọc, sân tế, bình phong, tiền tế, giải vũ, trung tế và hậu cung…
Khu lăng mộ – Nơi an nghỉ của những vị vua nhà Trần
Khu lăng mộ đá An Sinh có diện tích ước tính diện tích khá lớn 38.221m2 và được chia thành Phần Đa, phần Trung, phần Bụt ứng với Chiêu lăng, Dụ Lăng là nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Trần. Cả 3 lăng mộ đều được cải tạo vào năm 2004, có tường bao quanh theo hình tròn đồng tâm, đường kính 65cm, cao 1,2 m so với sân tế.
Bên cạnh đó, đền thờ An Sinh gồm các di tích khảo cổ tại khu lăng mộ được khai quật bao gồm: các tòa Chính điện, các tòa Thái Miếu, các đền thờ ở Tây Thất hay tòa Tả Vu và Hữu Vu.
Không gian di sản văn hoá Khu di tích lịch sử lăng mộ An Sinh nhà Trần đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản quý giá, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Đông Triều mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
Khu lăng mộ đá luôn đi cùng thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai
Từ xa xưa, các công trình tâm linh luôn được người dân Việt Nam chú trọng xây dựng. Đối với công trình nhà thờ họ, lăng mộ đá, đền thờ… mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng, là sự biết ơn, ghi nhớ đối với những người đã mất và có công với đất nước hay công nuôi dưỡng, sinh thành. Chính bởi vậy, khi làm khu lăng mộ đá họ luôn quan niệm rằng, nếu làm bằng loại đá tốt, điêu khắc đẹp thì người đã khuất sẽ sớm siêu thoát và yên nghỉ yên bình.
Đá làm lăng mộ thường là loại đá được khai thác ngoài tự nhiên nên có độ bền cao, đẹp, khả năng chịu lực tốt, không bị rêu mốc và có tính phong thuỷ cao. Vì vậy, các khu lăng mộ đá vua chúa, quan lại đều được thi công bằng loại đá tốt nhất. Nhờ vậy mà đến ngày nay những khu di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn các mộ đá, dẫu thời gian có phủ lên những bụi bẩn nhưng chất lượng vẫn mãi “đi cùng tháng năm”.
Ngày nay, việc sử dụng đá tự nhiên để xây dựng mộ đá gia đình vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tại Công ty Cổ phần Đá mỹ nghệ Ninh Bình – Ninh Bình Stone, chúng tôi mỗi năm thiết kế, thi công cho hàng trăm dự án lăng mộ trên toàn quốc với đa dạng các loại mộ đá như: mộ đá xanh Thanh Hóa, mộ đá hoa cương, mộ đá một mái, mộ đá một mái, mộ đá tròn, mộ đá… được các nghệ nhân Ninh Bình Stone điêu khắc, chạm trổ vô cùng tinh tế với những hoa văn đậm nét truyền thống Việt Nam.
Lựa chọn thiết kế, thi công mộ đá thực sự là một sự lựa chọn đúng đắn, dù giá cả của đá tự nhiên có đắt hơn các loại đá khác nhưng điều cốt yếu của nó chính là tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên, lo cho họ được yên nghỉ ở một nơi tốt nhất.
Qua việc khám phá khu di tích lịch sử khu lăng mộ An Sinh, Quảng Ninh, chúng ta hiểu hơn về một công trình văn hoá lịch sử của đất nước đã có từ lâu. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị di sản văn hoá nơi đây sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Đồng thời, Ninh Bình Stone muốn nhắn gửi đến bạn đọc về việc xây dựng các công trình tâm linh bằng đá tự nhiên trong thời đại ngày nay nếu bạn muốn công trình vĩnh cửu với thời gian và đi cùng năm tháng: quá khứ – hiện tại – tương lai. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn phong thuỷ, báo giá lăng mộ đá cho tất cả quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công khu lăng mộ đá đẹp. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số hotline 0971 52 22 99.
Tôi là Lê Ngọc Tùng, CEO của Ninh Bình Stone. Hơn 10 năm qua tôi và đội ngũ của tôi luôn cố gắng mang đến những sản phẩm đá mỹ nghệ chất lượng và giá thành hợp lý nhất. Chúng tôi chuyên thi công và thiết kế lăng mộ đá, công trình kiến trúc đá và cung cấp các loại đá ốp lát cho thị trường Bắc – Trung – Nam. Các sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo về chất lượng, giá cả và có độ bền cao.