Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là hai vị được nhắc đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm và đứng bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Phật ở Thế giới Hoa Tạng.

Ở trong Kinh Hoa Nghiên, sau khi nghe Phật Thích Ca giảng thuyết pháp, hai vị Đại Bồ Tát này đã phát nguyện vãng sanh và khuyên các Bồ Tát ở Thế giới Hoa Tạng vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Trong Phật Pháp, danh hiệu của các vị Bồ Tát đều là biểu pháp giáo dục. Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho lòng Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ Tát là Đại Hùng, Đại Dũng, Đại Lực; còn ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát chính là biểu tượng cho Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là đại diện cho Đại Trí. Mỗi Ngài đều có một biểu pháp để giáo dục chúng sanh.

Phổ Hiền Bồ Tát, trong tiếng Phạn đọc là Samantabhadra (Tam Mạn Đà Bạt Đà La), Dịch nghĩa sang Hán Việt nghĩa là Phổ Hiền, trong đó Phổ nghĩa là rộng khắp, Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ Tát. Danh hiệu của Ngài tượng trưng cho năng lực, là một vị Đẳng giác Bồ Tát có khả năng hiện thân khắp hư không pháp giới, ứng vật hiện hình, tuỳ theo sở cầu của chúng sanh mà hiện thân giáo hoá.


Hình tượng này có thể nhận biết qua một số đặc điểm sau: Ngài cưỡi trên con voi sáu ngà. Voi cũng là biểu pháp của nhà Phật. Voi thể hiện cho trí tuệ, là sức mạnh giúp chứng sanh vượt qua mọi chướng ngại. Sáu ngà của voi tượng trưng cho Lục độ của Bồ Tát, bao gồm Bố thí, trì giới, tinh thấn, nhẫn nhục, thiền định và Trí tuệ. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi sáu ngà cho chúng ta biết Bồ Tát luôn lái chiếc thuyền từ Lục độ để cứu vớt chúng sanh đau khổ luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mà không biết mệt mỏi.

Ngoài ra, hình tượng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát thường đi kèm với pháp khí (tuỳ khí) là viên bảo châu và bông hoa sen, hoặc trên đóa sen là viên bảo châu.

Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi được phiên âm trong tiếng Phạn là mañjuśrī, và thường được gọi ngắn là Văn Thù. Danh hiệu của Ngài khi dịch sang Hán Việt có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, đôi khi cũng gọi Ngài là Diệu Âm.
Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ siêu phàm, Ngài được gọi kèm với danh xưng Đại Trí. Văn Thù Bồ Tát đôi khi cũng thay mặt Đức Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp, cũng có lúc Ngài lại đóng vai trò như một người vì chúng sanh mà giới thiệu một thời pháp quan trọng của Thế Tôn.


Tượng Văn Thù Bồ Tát có đặc điểm như sau: trên tay của Ngài cầm một cây kiếm (lưỡi gươm) đang bốc lửa giơ lên cao. Kiếm này là biểu tượng cho kiếm trí huệ, có thể dùng để chặt đứt vô minh, chặt đứt phiền não, chặt đứt những lưới dây ràng buộc con người trong vòng sinh tử khổ đau luân hồi, dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ của giác ngộ và giải thoát. Cánh tay phải của Ngài thường cầm cuốn Bát Nhã Tâm Kinh, là biểu trưng cho tỉnh thức, cho giác ngộ. Cũng có khi ta thấy tay của Ngài cầm đoá sen, là tượng trưng cho sự vươn lên mọi hoàn cảnh.

Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi trên lưng sư tử, biểu tượng cho sự oai hùng. Dùng hình tượng sư tử vì đây là loại thú trong rừng xanh luôn có sức mạnh và oai lực vượt trội các loài khác, dùng để thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng phiền não ám.

Tục thờ Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát

Khi thờ phụng, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở vị trí hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo. Khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền, là chúng ta muốn nói lên rằng chúng ta phải phát được nguyện lớn, phải có hạnh lớn và trí tuệ dõng mãnh để chặt đứt đi Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, Ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, để đạt đến bến bờ giải thoát.

Để đặt mua các mẫu tượng Phổ Hiền – Văn Thù bằng đá tự nhiên, quý khách hàng có thể tìm đến cơ sở sản xuất Đá mỹ nghệ Ninh Bình. Được làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, sản phẩm có độ bền cao, đáp ứng nhu cầu tâm linh sâu sắc.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH
P2202 Tòa nhà 101 Đường Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Tel: (024) 6681 3535 – (024) 6682 3535
Hotline: 0966.589.589 – 0971 53 2299
Xưởng Trưng Bày tại Hà Nội
38 Đường Phạm Hùng gần Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia – (Gần tòa nhà VTV Phạm Hùng)
Tel : (024) 6681 3535 – (024) 6682 3535
Hotline: 0978.935.935 – 0983 268 662