Trong những năm trở lại đây, nhiều gia đình đã lựa chọn làm lăng mộ đá để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Bên cạnh vẻ đẹp và độ bền vĩnh cửu thì lăng mộ làm bằng đá cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, NBStone sẽ giúp các bạn tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của lăng mộ đá trong văn hóa của người Việt nhé! 

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, người Việt Nam rất chú trọng vào việc xây dựng mộ phần ông bà, tổ tiên. Lăng mộ đá chính là một trong những sản phẩm tâm linh được nhiều gia đình lựa chọn. 

lịch sử và ý nghĩa của lăng mộ đá

Lăng mộ đá là công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc của người Việt. 

Giới thiệu chung về lăng mộ đá

Trước khi tìm hiểu các thông tin chi tiết về lăng mộ đá, chúng ta phải hiểu lăng mộ đá là gì? Theo đó: 

Lăng mộ đá thực chất là một sản phẩm mỹ nghệ cao cấp được chế tác tinh xảo từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Chất liệu để làm lên lăng mộ đá là từ các loại đá tự nhiên nguyên khối khai thác từ tự nhiên. 

Khác với các loại mộ đá thông thường, lăng mộ sẽ bao gồm nhiều sản phẩm đá mỹ nghệ như: cuốn thư đá, đỉnh hương đá, bia đá, mộ đá, đèn đá…Những sản phẩm này đều được chạm trổ tỉ mỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao nhất. 

Việc xây dựng lăng mộ bằng đá không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn là sự tôn kính đối với những người đã khuất. Đồng thời nhắc nhở con cháu hậu thể cần có trách nhiệm quan tâm và lo lắng đến việc thờ cúng tổ tiên. Đây chính là truyền thống tốt đẹp được người Việt Nam gìn giữ hàng nghìn năm nay. 

Lịch sử lăng mộ đá Việt Nam

Việc xây dựng lăng mộ đá nhằm thể hiện tấm sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người đã khuất. 

Tầm quan trọng của lăng mộ đá trong văn hóa tâm linh 

Theo quan niệm của người xưa thì chết không phải là hết. Sau khi rời xa cõi trần người chết sẽ bước sang một thế giới khác. Và lăng mộ lúc này được ví như ngôi nhà của người đã khuất. Việc sử dụng đá làm lăng mộ nhằm thể hiện sự tôn kính và trân trọng đối với người đã khuất. 

Ngoài ra, đá còn là loại vật liệu rất bền bỉ giúp công trình có thể trường tồn với thời gian. Nên khi sử dụng đá làm lăng mộ cũng là cách để hậu thế muôn đời sau biết đến công ơn của những vị tiên tổ. Các công trình lăng mộ đá từ lâu đã là tư liệu quý của các ngành khảo cổ học, lịch sử, văn hóa…

Ý nghĩa phong thủy lăng mộ đá

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những công trình lăng mộ đá lớn trên thế giới. 

Trên thế giới, chúng ta có thể kể đến những công trình lăng mộ đá lớn đã tồn tại hàng triệu năm như: lăng mộ của các vị vua Ai Cập, lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc, lăng mộ Taj Mahal…

Hay tại Việt Nam, chúng ta cũng có nhiều khu lăng mộ đá có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, hàng ngàn năm như: lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ các vị vua nhà Trần, nhà Lê…Hay phải kể đến quần thể lăng mộ đá bề thế gần đây nhất phải kể đến quần thể lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn…

Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, các công trình lăng mộ đá còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó thể hiện niềm tin vào sự bất tử của linh hồn. Và lăng mộ chính là nơi thờ cúng và giao tiếp giữa người sống và người đã khuất. 

Lịch sử phát triển của lăng mộ đá trên thế giới

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lăng mộ đá xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới vào khoảng 3000 – 4000 năm trước Công nguyên. Hình dạng ban đầu của các lăng mộ đá chỉ là những tảng đá lớn được xếp chồng lên nhau. Sau đó, kỹ thuật của người tiền sử đã phát hiện hơn. Con người bắt đầu chế tác đá và tạo ra những công trình lăng mộ được làm từ những phiến đá có kích thước và hình dạng cụ thể. 

Trong suốt chiều dài lịch sử loài người, lăng mộ đá xuất hiện với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại lăng mộ đá phổ biến: 

Lăng mộ đá trong văn hóa tâm linh

Lăng mộ đá thời tiền sử ở Hàn Quốc. 

Lăng mộ đá thời tiền sử 

Trong giai đoạn thời tiền sử, con người chưa có công cụ để chế tác tinh vi. Nên lăng mộ đá thời kỳ này có 2 loại phổ biến bao gồm: 

  • Lăng mộ đá xếp chồng lên nhau bao gồm các phiến đá được sắp xếp lại tạo thành không gian nhỏ để đặt thi hài của người đã khuất vào bên trong. Lúc này, lăng mộ đá có tác dụng để bảo vệ thi hài trước sự tấn công của muông thú. 
  • Lăng mộ đá Dolmen được tạo thành từ ba hoặc nhiều phiến đá xếp làm chân ở dưới và có một phiến đá lớn được chồng lên trên. Loại lăng mộ này thường được dùng để chôn cất những người có vị trí cao trong cộng đồng. 

Nghệ thuật chế tác lăng mộ đá

Các kim tự tháp chính là lăng mộ đá lớn và đồ sộ của nhân loại. 

Lăng mộ đá thời cổ đại 

Lăng mộ đá thời kỳ này đã có bước phát triển vượt bậc. Khi mà các công trình lăng mộ đá đều mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh rất đặc biệt. Mỗi một nền văn hóa lại có cách xây dựng lăng mộ đá khác nhau. Ví dụ như: Người Ai Cập cổ đại họ xây dựng các lăng mộ đá hình kim tự tháp để chôn cất các vị vua. 

Người Hy Lạp hay La Mã ở châu Âu thì xây dựng những lăng mộ đá hình mái vòm hoặc hình hộp chữ nhật được điêu khắc tinh xảo.

Lăng mộ đá của người La Mã

Lăng mộ đá của người La Mã

Lăng mộ đá thời kỳ Trung Cổ 

Thời kỳ Trung Cổ do sự ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh mẽ. Ở châu Âu, lăng mộ đá thời kỳ này thường mang đặc trưng kiến trúc Gothic của nhà thờ Thiên Chúa giáo. Còn với người dân châu Á nói chung, lăng mộ bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Phật giáo với những họa tiết đặc trưng như hoa sen hay bánh xe luân hồi. Thể hiện niềm tin vào sự tái sinh của con người sau cái chết. 

Lăng Taj Mahah

Lăng Taj Mahah nổi tiếng của phương Đông. 

Lăng mộ đá thời kỳ Phục Hưng 

Phục Hưng là tên gọi theo văn hóa phương Tây đây là giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Giai đoạn này đánh dấu sự giao thoa mạnh mẽ giữa các nền văn hóa. Khi mà người dân trên thế giới đã biết giao thương, trao đổi hàng hóa từ Á sang Âu. Những nét đẹp của nền văn minh phương Tây đã được kết hợp với vẻ cổ kính của văn hóa Á Đông đã tạo thành những công trình kiến trúc lăng mộ tuyệt đẹp. 

Đặc điểm của lăng mộ đá Việt Nam qua các thời kỳ

Lăng mộ đá tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Bắc thuộc từ năm 111 TCN – 939. Tuy nhiên, kiến trúc lăng mộ phát triển mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn các triều đại như: Lý, Trần, Lê và thời nhà Nguyễn. Các công trình trong giai đoạn này đều của vua – chúa. Nên việc xây dựng lăng mộ không chỉ để tưởng nhớ người đã khuất mà còn là biểu tượng của quyền lực và địa vị xã hội. 

Dưới đây là đặc điểm của lăng mộ Việt Nam qua các thời kỳ cho các bạn tham khảo: 

Kiến trúc lăng mộ đá thời phong kiến

Các hiện vật bằng đá trong quần thể Ngải Sơn Lăng – Lăng mộ của vua Trần Hiến Tông. 

Lăng mộ đá thời Lý – Trần 

Do thời kỳ này Phật Giáo phát triển hưng thịnh. Vua quan và người dân đều một lòng sùng đạo. Kiến trúc lăng mộ thời Lý – Trần mang nét đặc trưng của đạo Phật với những họa tiết như: hoa sen, chữ Vạn, hình bánh xe luân hồi…Phong cách thiết kế toát lên vẻ uy nghiêm và linh thiêng. 

Di tích lăng họ Ngọ ở Bắc Giang

Di tích lăng họ Ngọ ở Bắc Giang được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng. 

Lăng mộ đá thời nhà Lê 

Kiến trúc lăng mộ đá thời kỳ nhà Lê được xem là cầu kỳ và phong phú về mặt hình dạng. Đây là giai đoạn Nho giáo phát triển cực thịnh. Nên trong thiết kế lăng mộ chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng của Nho giáo với các họa tiết: rồng, phượng, tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai)…

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định là tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ thời nhà Nguyễn. 

Lăng mộ đá thời nhà Nguyễn 

Lăng mộ đá thời nhà Nguyễn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật chế tác lăng mộ đá của Việt Nam. Với cụm công trình lăng tẩm hoàng gia tại Huế đồ sộ được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và công phu trong từng chi tiết. Vương triều Nguyễn có 13 vị hoàng đế nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm quy mô và còn tồn tại đến hiện nay. Cụ thể: 

  • Lăng vua Gia Long. 
  • Lăng vua Minh Mạng. 
  • Lăng vua Thiệu Trị. 
  • Lăng vua Tự Đức. 
  • Lăng vua Dục Đức. 
  • Lăng vua Đồng Khánh. 
  • Lăng vua Khải Định. 

Lăng mộ đá qua các triều đại lịch sử

Lăng mộ đá hiện đại là sự giao thoa của kiến trúc và văn hóa truyền thống của người Việt. 

Lăng mộ đá thời kỳ hiện đại 

Trong thời kỳ hiện đại, lăng mộ đá vẫn được yêu thích và duy trì phát triển. Thiết kế lăng mộ đá hiện đại là sự kết hợp của các giá trị truyền thống với công nghệ chế tác hiện đại. Điều này đã tạo ra những lăng mộ vừa trang nghiêm vừa phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của thời nay. 

Ý nghĩa của lăng mộ đá trong văn hóa của người Việt 

Đối với người Việt Nam, lăng mộ đá không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Mà công trình còn mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt quan trọng. Người Việt từ xa xưa đã có phong tục thờ cúng tổ tiên. Việc xây dựng lăng mộ đá được xem là biểu tượng của lòng kính trọng và tưởng nhớ đến những người đã khuất. 

Dưới đây là ý nghĩa của lăng mộ đá trong văn hóa của người Việt cho các bạn tham khảo: 

Quần thể lăng mộ đá xanh

Quần thể lăng mộ đá xanh

Lăng mộ đá là nơi giao hòa về tâm linh

Lăng mộ đá không chỉ là nơi chôn cất người đã khuất mà còn là nơi giao tiếp tâm linh giữa người sống và người chết. Theo quan niệm của người Việt thì lăng mộ cũng là ngôi nhà của người chết ở thế giới bên kia. Đây sẽ là nơi để con cháu mỗi khi đi xa về thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Vào các dịp lễ lớn trong năm con cháu có thể tụ tập lại dâng lễ và kính báo với tổ tiên những gì đã làm được. 

Lăng mộ đá trong văn hóa tâm linh

Lăng mộ đá là nơi con cháu quây quần mỗi dịp lễ tết để tưởng nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên. 

Nơi lưu giữ những ký ức của người thân

Không ít các gia đình hiện nay đã bỏ công sức và tiền của để xây dựng những khu lăng mộ đá bề thế. Đây sẽ là nơi lưu giữ những ký ức tốt đẹp về người đã khuất. Công trình lăng mộ trường tồn với thời gian sẽ như một lời nhắc nhở con cháu hậu thế hãy luôn biết ơn với những người đã nằm xuống. 

Xây dựng lăng mộ đá phù hợp với văn hóa tâm linh của người Việt 

Người Việt rất kiêng kỵ động chạm vào mồ mả của người đã khuất. Vì họ quan niệm như vậy sẽ là xâm phạm nơi an nghỉ khiến cho người chết nổi giận. Vì thế, khi xây dựng lăng mộ sẽ ưu tiên các chất liệu có độ bền cao như bê tông, xi măng và đá.

Đá tự nhiên là loại vật liệu có độ cứng chắc và độ bền cao. Nên người Việt chọn đá để làm lăng mộ với mong muốn phần mộ của người đã khuất sẽ bền bỉ với thời gian. Điều này thể hiện được sự hiếu thảo và lòng tôn kính của con cháu với các bậc tiền nhân. 

Ảnh hưởng của lăng mộ đá đến phong thủy gia đình

Lăng mộ đá còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. 

Mang ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy 

Từ xa xưa người phương Đông đã lựa chọn đá là vật liệu chính để xây dựng lăng mộ. Theo quan niệm của phong thủy học thì lăng mộ được làm bằng đá tự nhiên sẽ rất tốt cho các gia đình và dòng họ. Vì loại vật liệu này có thể mang tới vượng khí, sức khỏe và tài lộc cho con cháu trong gia đình sau này. 

Tạm kết: 

Trên đây, NBSTONE đã giúp các bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về lịch sử và ý nghĩa của lăng mộ đá trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Lăng mộ đá phát triển qua mỗi thời kỳ lại có đặc điểm riêng trong kiến trúc và nghệ thuật chế tác. Không chỉ là nơi an nghỉ của người đã khuất, lăng mộ đá còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của thế giới. 

Nếu các bạn muốn biết thêm những thông tin chi tiết về lăng mộ đá. Hãy truy cập vào trang chủ của Ninh Bình Stone tại địa chỉ:  https://ninhbinhstone.com.vn/