Thiết kế và xây dựng nhà hợp phong thủy là điều mà bất cứ gia chủ nào cũng cần quan tâm khi muốn xây sửa nhà. Trong thiết kế nhà ở, đặc biệt nhà nhỏ thì thông gió và chiếu sáng là yếu tố quan trọng. Giải pháp sử dụng giếng trời hiệu quả cả về mặt không gian, thẩm mỹ và kỹ thuật.
1. Giếng trời
Giếng trời là nơi lưu thông, trung chuyển khí cho cả ngôi nhà. Do đó để có một giếng trời hiệu quả, chủ nhà nên tìm cách để không khí được lưu thông từ ngoài vào trong và đảm bảo lưu thông không bị cản trở.
Khí lưu thông trong nhà là luồng khí tuần hoàn và phải được thay thế liên tục. Có như vậy mới đạt được sự thông thoáng, sức khỏe người sống trong căn nhà mới đảm bảo.
Vị trí đặt giếng trời phổ biến là cầu thang, điều này hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng diện tích sàn. Các phòng trong ngôi nhà tiếp xúc với giếng trời bằng cửa sổ mở trực tiếp ra giếng trời hoặc gián tiếp thông qua ban công riêng của phòng.
Cách này sẽ tăng hiệu quả hơn nếu có đủ diện tích để gió từ các phòng lưu thông từ trước hoặc sau ra giếng trời và được hút lên trên. Sự chênh lệch áp suất ở miệng giếng trời và phần thân khiến căn nhà “tự động có gió”.
Đối với nhà lô và nhà biệt thự liền kề, do hạn chế về diện tích nên giếng trời không lớn, thường chỉ 3-5 m2. Tùy theo diện tích nhà mà không gian này có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Để phát huy tối đa khả năng thông gió và chiếu sáng, giếng trời phải có cửa thoát gió phía trên và được chiếu sáng trực tiếp. Để phù hợp từng vị trí, yêu cầu chiếu sáng và thông gió, vật liệu lợp có thể là kính trắng, kính màu, có rèm che hay phần mái có thể đóng mở linh hoạt.
Giếng trời nên bố trí ở vị trí vừa phục vụ cho việc chiếu sáng vừa phục vụ cho việc xử lý không gian kiến trúc. Với nhà lô số tầng thường từ 3 đến 5 tầng thì an toàn khi sử dụng cũng là vấn đề nên chú ý khi thiết kế. Giải pháp đưa ra là sử dụng là giàn gỗ hoặc sắt được thiết kế phù hợp với nội thất và phong cách kiến trúc của ngôi nhà.
Phần diện tích giếng trời ở tầng dưới cùng thường được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh và có thể hòa lẫn vào một không gian chức năng nào đó của công trình như phòng khách, phòng ăn hay không gian sảnh.
2. Cửa chính
Để có được phần cửa nhà hợp phong thủy, gia chủ cần chú tâm vào những yếu tố sau: Phía trước cửa nên có một tấm thảm màu sắc hài hòa cùng hàng hiên thoáng mát, ánh sáng đầy đủ. Sau khi bước qua cửa, phía bên trong nhà không nên xây nhà vệ sinh đối diện, không nên có chân cầu thang đối diện với cửa và cũng không nên lắp gương thẳng hàng với cửa chính.
3. Nguồn vượng khí vào nhà
Nguồn vượng khí vào nhà phải được lưu chuyển liên tục, không bị ứ đọng do vật cản lộn xộn. Để tạo ánh sáng vào nhà, gia chủ nên lắp đặt gương, bày trí đồ đạc nội ngoại thất, xây dựng cầu thang và các công trình phụ. Thêm vào đó, có thể đặt các bình hoa, bể cá cảnh, hòn non bộ, tinh dầu tự nhiên…để làm tăng thêm các dòng vượng khí.
Xem thêm: Tư vấn cách làm hòn non bộ trong nhà
4. Yếu tố Tam hợp
Nguồn năng lượng tam hợp ở đây là dòng vượng khí của 3 căn phòng chính: Phòng ngủ – phòng bếp – phòng tắm. Chủ nhà cần chắc chắn việc bố trí phong thủy, đồ nội thất phù hợp được thực hiện đồng thời tại ba căn phòng này. Nếu có ít nhất một căn phòng không hợp phong thủy, nó sẽ kìm hãm nguồn vượng khí của cả ngôi nhà.
Xem thêm: Các loại đá lát sàn trong trang trí nội thất
5. Ngoại thất
Ngoại thất xung quanh ngôi nhà cũng là một trong 5 yếu tố tạo phong thủy. Việc trồng một số loại cây xanh xung quanh ngôi nhà, lựa chọn màu sắc, hay số lượng cửa sổ cũng góp phần tạo ra nguồn năng lượng tốt.
Các mẫu nhà hợp phong thủy
- 6 dấu hiệu tốt về mộ phần giúp con cháu gặp may
- Bảng giá mộ đôi bằng đá công khai, chi tiết nhiều chương trình khuyến mại
- Top 5 mẫu tượng đá nghệ thuật không thể thiếu trong gia đình
- Ninh Bình Stone hoàn thiện công trình đài phun nước tại văn phòng Chính Phủ
- Mộ kết là gì? Cách hóa giải khi gặp hiện tượng mộ kết