Cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu Rằm tháng Tám là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Vào ngày này các gia đình Việt thường sắm mâm cỗ, mâm ngũ quả để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Sau đây là Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung thu chuẩn nhất.

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu, ngày rằm tháng 8

mam le cung ram thang 8 1

1. Mâm cúng rằm tháng 8 gồm những gì?

Mâm lễ cúng Trung thu rằm tháng 8 thì tùy theo địa lý mỗi vùng miền và phong tục tập quán mà có sự khác nhau giữa mỗi địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung tại khắp nơi trên cả nước vào ngày rằm trung thu mâm cúng mỗi gia đình đều không thể thiếu được những thứ sau: Bánh trung thu: gồm bánh nướng và bánh dẻo, mâm ngũ quả, hoa tươi, xôi chè, nhang đèn, hương nến,… 

Bánh trung thu 

Được xem là món bánh truyền thống trong các dịp lễ trung thu rằm tháng 8 hàng năm, bánh trung thu với 2 hình dáng vuông và tròn tựa như trời và đất mang đế cho gia chủ sự thành khẩn, muốn hướng những điều tốt đẹp nhất để dâng lên tổ tiên. 

Hiện nay, có nhiều loại bánh trung thu khác nhau như chay hay mặn và cũng tùy vào từng gia đình mà lựa chọn loại bánh phù hợp. 

Có một thực tế là không phải tất cả mọi người đều thích ăn cả bánh nướng lẫn bánh dẻo. Nhưng khi mua đồ thắp hương gia, chủ đều sẽ mua cả cặp bánh nướng lẫn bánh dẻo để tượng trưng cho sự đủ đầy, viên mãn, một mùa đoàn viên vui vẻ, hạnh phúc…

Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung thu chuẩn nhất

Mâm ngũ quả trung thu 

Mâm ngũ quả trung thu là các loại trái cây, hoa quả không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng 8.

Các mâm cỗ truyền thống thường có các loại hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím, những loại trái cây này tạo nên vẽ đẹp riêng biệt cho mâm cỗ ngày rằm tháng 8. Tùy theo từng vùng mà mâm cỗ miền Bắc, Trung, Nam cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau. 

Xôi cơm 

Xôi cơm được làm từ 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Món ăn này mang hương vị thơm ngon từ đất trời ngoài ra nó còn thể hiện, ý muốn quay quần bên nhau của gia đình trong ngày trung thu. 

Các loại đèn truyền thống 

Một thứ không phải thức ăn nhưng không thể thiếu trong rằm tháng 8 là những chiếc đèn ông sao xinh xinh. Những chiếc đèn ông sao là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ trung thu cũng như hoa mai, hoa đào ngày tết vậy.

Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung thu chuẩn nhất

2. Cúng Rằm tháng 8 ở đâu? Thời gian nào tốt?

Cúng trong nhà hay ngoài trời trước? 

Thông thường vào ngày Rằm tháng 8 mọi gia đình thường chỉ chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng được đặt trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên có nhiều gia đình muốn tỏ lòng thành kính đến thần linh hơn thì thường làm một mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 ngoài trời. Lúc này thì bạn cần cúng ngoài trời cho các vị thần linh trước, sau đó tiến hành cúng trong nhà cho gia tiên. 

Bởi thần linh phải được thụ lộc trước với tổ tiên, như vậy mới thể hiện được lòng thành kính của gia đình. Nếu gia đình chỉ làm một mâm lễ cúng rằm tháng 8 trong nhà cho gia tiên thì không cần bận tâm đến việc cúng trong hay ngoài trời. 

Thời gian cúng Rằm tháng 8 lúc nào tốt nhất? 

Thông thường theo truyền thống thì cúng Rằm tháng 8 được tổ chức vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên hiện nay có nhiều gia đình vì quá bận rộn với công việc hàng ngày thì có thể tổ chức lễ cúng vào ngày 14 âm lịch. 

Thời gian tốt trong ngày 14 âm lịch gồm: 

  • Giờ Mão (5 – 7 giờ) 
  • Giờ Tỵ (9 – 11 giờ) 
  • Giờ Thân (15 – 17 giờ) 

Thời gian tốt nhất trong ngày 15 là những khung giờ sau: 

  • Giờ Thìn (7 – 9 giờ) 
  • Giờ Tỵ (9 – 11 giờ) 
  • Giờ Mùi (13 – 15 giờ) 

Lưu ý không nên cúng rằm tháng 8 sau 19 giờ, vì lúc này đã muộn, có nhiều vong hồn lang thang. Khi thấy gia đình cúng muộn họ có thể lẻn vào nhà mà hưởng thụ lộc của ông bà tổ tiên. Âm khí nặng cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

3. Lưu ý khi cúng rằm tháng 8

Khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng 8 thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây để có được mâm cỗ đẹp mắt. Đồng thời thể hiện được lòng thành kính của gia đình đến các vị thần linh, ông bà tổ tiên đã khuất: 

  • Sắp xếp đồ cúng: Việc sắp xếp đồ cúng không có một nguyên tắc nào cả nhưng bạn cần chú ý sắp xếp hoa quả, đồ cúng trên bàn thờ được gọn gàng, sạch sẽ. Nên cân bằng màu sắc của các món để phù hợp với tính âm dương, ngũ hành, nóng lạnh để tránh cho bị lệch tông màu; tạo sự tương khắc gây ảnh hưởng không tốt. Ngoài ra còn khiến cho mâm lễ hài hòa, đẹp mắt. 
  • Trang phục: Khi tiến hành thực hiện lễ cúng thì bạn cần ăn mặc lịch sự, trang trọng. Không nên mặc quần cộc, áo ngắn tay hoặc bị rách. Như vậy sẽ khiến cho buổi lễ không được trang trọng và không tỏ được lòng thành kính đến thần linh, tổ tiên. 
  • Văn khấn: Nên đọc với âm lượng vừa đủ, không nên đọc quá to hoặc quá nhỏ khiến cho lời khẩn cầu của gia đình không gửi đến được bề trên. Ngoài ra khi tiến hành đọc văn khấn thì không nên cãi vã, to tiếng nhau. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. 
  • Nên tránh các món ăn: thịt chó, thịt mèo, mực, thịt bò, thịt dê… để làm lễ cúng. Những món ăn này có mùi nặng và mang nhiều ý nghĩa không may mắn. Vậy nên người Việt rất kiêng kỵ nấu những món ăn này vào những dịp lễ, tết. 
  • Trước khi tiến hành lễ cúng thì nên tắm rửa sạch sẽ hoặc ít nhất bạn nên rửa tay. Bởi cả người thơm mát, không vướng bụi trần sẽ khiến cho thần linh và tổ tiên cảm nhận được lòng thành tâm của gia đình. 
  • Bài văn khấn rất ngắn nên bạn có thể học thuộc trước hoặc in ra giấy dùng để đọc. Tuy nhiên khi đọc xong cần đốt chúng cùng với vàng mã trong buổi lễ. 
  • Mâm cỗ không cần chuẩn bị quá nhiều đồ ăn để tránh lãng phí. Đồng thời không nên sắm quá nhiều tiền vàng. Những điều này sẽ không thể hiện lòng thành tâm của gia đình. 
  • Muối và gạo sau buổi lễ thì không nên rắc ra đường mà nên để lại trong nhà hoặc nấu cho các vật nuôi trong nhà ăn. Như vậy sẽ giữ được lộc mà bề trên ban cho.

Mâm cúng, văn khấn cúng Rằm tháng 8 Trung thu chuẩn nhất

4. Mẫu văn khấn rằm tháng 8 chuẩn nhất

Mẫu 1:

Nam mô A-di-đà Phật! 

Nam mô A-di-đà Phật! 

Nam mô A-di-đà Phật! 

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. 
  • Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại 

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………… 

Ngụ tại: 

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. 

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. 

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. 

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! 

Nam mô A-di-đà Phật! 

Nam mô A-di-đà Phật! 

Nam mô A-di-đà Phật!

Mẫu 2:

Nam mô A Di Đà Phật ! 

Nam mô A Di Đà Phật ! 

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) 

  • Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân 
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch 
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần 
  • Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần 
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. 

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… 

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Hy vọng với những thông tin Ninh Bình Stone chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục cúng Rằm tháng 8 của dân tộc ta. Hãy thường xuyên theo dõi website để cập nhật thêm các kiến thức về các ngày lễ cổ truyền của dân tộc.