Theo phong tục người Việt Nam ta, bàn thờ vốn là nơi linh thiêng, trang trọng để con cháu trong nhà bày tỏ lòng thành kính và biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng đối với người đã mất. Sau 1 năm thờ cúng, cứ đến dịp Tết đến xuân về các gia đình lại tiến hành dọn dẹp lại bàn thờ gia tiên sao cho gọn gàng, sạch sẽ nhất.

Vậy khi lau dọn bàn thờ cần lưu ý những gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ninh Bình Stone để biết thêm chi tiết.

Lau dọn bàn thờ vào thời gian nào phù hợp nhất?

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm

7 ngày ông Công ông Táo về trời là thời điểm mà các gia đình thường tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên hay dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm. Trong đó, ngày 23 và 25 tháng Chạp là hai ngày đẹp nhất và thời gian tốt nhất là vào các khung giờ 6h – 11h55, 13h – 17h55 (cần tránh khoảng thời gian 12h – 13h và sau 18h).

Nhiều người cho rằng chỉ được dọn dẹp bàn thờ sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch (sau khi ông Công ông Táo đã về trời). Tuy nhiên, cần dọn dẹp bàn thờ thường xuyên vì theo như các chuyên gia phong thuỷ cho rằng: “Bàn thơ là nơi tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả gia đình nên không cứ là phải lau dọn vào đúng ngày ông Ông ông Táo mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể dọn dẹp được”.

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm

Lau dọn bàn thờ, lau dọn bàn thờ thần tài hay còn gọi là lễ “bao sái” gồm 2 công đoạn chính là lau dọn bàn thờ và rút tỉa chân hương. Gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện lễ Bao Sái. Cách lau dọn bàn thờ cuối năm cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một mâm lễ nhỏ gồm đĩa hoa quả tuỳ tâm đặt lên bàn thờ và thắp một nén nhang, khấn xin thần linh và gia tiên được dọn dẹp bàn thờ, mời các Ngài tạm lánh.

Bước 2: Tiến hành hạ các đồ cần lau dọn xuống

Bước này chỉ thực hiện khi nhang đã cháy hết nhưng cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không di chuyển hay hạ bát hương xuống.
  • Khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước sạch ấm hoặc rượu trắng ngâm gừng, không được dùng nước lạnh.
  • Nên lau dọn từ cao xuống thấp.
  • Dùng khăn khô lau lại các đồ vật sau khi đã lau bằng nước ấm.

Bước 3: Rút tỉa, thay chân nhang và Bao Sái

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm: Cách thay chân hương cuối năm
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm: cách thay chân hương cuối năm
  • Trước khi thực hiện, cần rửa sạch tay bằng rượu gừng.
  • Lau dọn bụi bẩn xung quanh bát hương
  • Dùng cả hai tay để rút tỉa chân hương cho tới khi chân hương chỉ còn các số lẻ (1/3/5/7/9)
  • Chân hương vừa rút ra để trên mặt bàn phủ giấy hoặc vải đỏ, sau đó đem hoá chân hương. Tro sau khi hoá nên thả ra sông.
  • Lau sạch bát hương và bàn thờ

Bước 4: Bày trí lại đồ thờ cúng về vị trí ban đầu

Bước 5: Khấn xin thỉnh thần linh và gia tiên về và báo cáo con đã xong việc.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ và một số lưu ý

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ và một số lưu ý trong cách lau dọn bàn thờ cuối năm
Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ và một số lưu ý trong cách lau dọn bàn thờ cuối năm

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm trên đã chỉ ra các bước cần thiết để thực hiện Bao Sái. Tuy nhiên, gia chủ vẫn cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ như sau:

  • Tuyệt đối không dùng khăn bẩn, hạn chế dùng khăn đã qua sử dụng để lau dọn bàn thờ.
  • Không lau dọn các đồ vật trực tiếp trên bàn thờ gia tiên
  • Tuyệt đối không kẹp đồ thờ cúng vào nách, chân… hay vứt đồ thờ cúng linh tinh mà phải để trang nghiêm, ngay ngắn.
  • Người phụ nữ đang có kinh nguyệt tuyệt đối không thực hiện lau dọn bàn thờ cuối năm
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm và những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm và những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ, lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm

  • Nên chuẩn bị một chiếc bàn sạch phủ vải/giấy đỏ làm nơi đặt bài vị, các đồ thờ cúng xuống để lau dọn, chú ý không làm lẫn lộn vị trí đặt của bài vị thần linh và gia tiên.
  • Bất cứ ai trong gia đình cũng có thể thực hiện lau dọn bàn thờ cuối năm và rút tỉa chân nhang. Tuy nhiên, người này phải là người cẩn thận và có lòng thành kính.
  • Với những gia đình thờ thần Phật, phải lau bài vị của thần Phật trước, rồi thay nước mới để lau bàn vị của tổ tiên để tránh bất kính.
  • Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, hạn chế xê dịch rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau cho sạch.
  • Lễ Bao Sái cần được thực hiện một cách nghiêm túc, thành kính.
  • Nếu đồ thờ cúng hoặc bát hương bị xe dịch vì lý do bất khả kháng thì phải sám hối và đặt lại đúng vị trí ban đầu khi lau dọn xong.
  • Dọn bát hương sau khi đã lau dọn sạch sẽ bàn thờ. Đây là công việc rất quan trọng. Không nên rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài vì theo quan niệm của người xưa làm như vậy sẽ rất dễ gây “tán tài” mà chỉ nên sử dụng một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa rồi đổ ra ngoài. Sau đó rửa sạch sẽ bát hương và đặt sang một bên.

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới(trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng) , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”

Trên đây là một số chia sẻ của NBStone về các thông tin liên quan đến cách lau dọn bàn thờ gia tiên cuối năm. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi NBStone để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ MỸ NGHỆ NINH BÌNH NBSTONE