Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt tượng trưng cho Phật pháp, dùng phép thuật của nhà Phật để cứu độ chúng sinh muôn loài.

Hình tượng thuần Việt của đức Phật bà
Hình tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt chứa đựng rất nhiều phép thuật. Ngoài hai bàn tay cầm ấn quyết nhà Phật, các tay còn lại của Phật bà đều cầm những pháp bảo để cai trị quỷ dữ hoặc cứu vớt chúng sinh. Những pháp bảo Phật bà hay cầm là: hoa sen trắng, phất trần, bình cam lồ, mũi tên, cây gậy hành hương, thiên cung, tràng hạt, thủ ấn, kinh văn, gương soi, cây kích, hoa sen đỏ,…

 
Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay được làm từ chất liệu đá
(Ảnh: Ninh Bình Stone)

Theo tín ngưỡng dân gian, Phật bà nghìn tay nghìn mắt vừa uy nghi vừa hiền hòa, thiện nam thiện nữ gặp bà thì vui mừng hoan hỉ; kẻ bất lương, quỷ sứ ma quái gặp bà thì khiếp vía sợ hãi.
Trong quan niệm của đạo Phật, con số một nghìn biểu tượng cho sự viên mãn, nên hình tượng của Phật bà cũng có đủ nghìn tay nghìn mắt. Về tổng thể, trong các đền chùa, Phật bà thường được chế tác với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.
Ý nghĩa tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay
Theo giải thích của kinh Phật, quan âm nghìn mắt nghìn tay là hiện thân của “lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là hợp nhất giữa tri và hành.
Hiểu một cách đơn giản nhất, Phật bà có nghìn bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm nghĩa là có biết. Nếu chỉ có một trăm tay nhưng có tới nghìn mắt thì chỉ là minh chứng cho việc biết nhiều làm ít, không lợi ích gì cho chúng sinh.
Ngược lại, nếu có nghìn tay nhưng chỉ có trăm con mắt thì làm nhiều, làm cách nhiệt tình, nhưng không quán xuyến được đầy đủ nên đem lại tổn hại cho chúng sinh.
Chính vì thế, Phật giáo đã nêu cao giá trị chân lý này qua hình tượng Phật bà quan âm. Nếu đi đúng con đường ấy thì sẽ làm cho chúng sinh hưởng nhiều lợi ích an lạc.

 
Tượng đá quan âm được làm bằng đá trắng Nghệ An nguyên khối, kích thước chiều cao 810, 1270, 1330, 1470, 1670 – chế tác tại Công ty cổ phần XNK Đá mỹ nghệ Ninh Bình

Trong một số chùa chiền ở Việt Nam, thường có sự kết hợp của hai biểu tượng: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và Thập nhất Diện Quan Âm. Trong hình tượng này, có 3 lớp tầng tạo tác. Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được ngự trên tòa sen, bàn tay cầm ấn quyết và các pháp bảo như bình thường.
Ở phần đầu của Phật bà quan âm, ta sẽ thấy hình ảnh của Thập nhất Diện Quan Âm. 11 khuôn mặt kể cả khuôn mặt chính (hướng về phía trước) đều có những biểu cảm khác nhau: từ trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng đến đượm buồn, mừng vui…
Điều này thể hiện các nét thần thông của Phật bà, tùy từng đối tượng là phật tử hay quỷ dữ, tùy chuyện buồn hay chuyện vui mà hiển thị với nhiều trạng thái khác nhau. Phía trên cùng của Phật bà còn có tượng A Di Đà, biểu thị sự tôn kính đối với Phật tổ, dù thần thông quảng đại nhưng những vẫn hành động đều phải theo sự điều chỉnh của Phật pháp.
Toàn bộ tạo tác Phật bà Quan Âm này làm nên 3 tầng, tượng trưng cho tổng thể pháp lực, có công năng diệu dụng tiêu tan ba chướng: nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng. Theo kinh Phật,  đây chính là đường lối chính để giải tỏa nỗi khổ ải cho kiếp nhân gian.
Như vậy, hình tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay đã để lại một bài học đầy tình người nhưng rất trí tuệ. Có nghìn tay để làm nhưng cũng phải có nghìn mắt để “biết”. Đạo lý này dù trải qua bao thăng trầm, biến thiên trong lịch sử nhưng giá trị vẫn còn lưu truyền cho đến tận mai sau!