Trên các tác phẩm cuốn thư đá thường được nghệ nhân chạm khắc nhiều họa tiết khác nhau như tùng – cúc – trúc – mai, chữ Hán, rồng phượng,… Đặc biệt, họa tiết Sen Hạc cũng được sử dụng khá phổ biến. Hãy cùng Ninh Bình Stone tìm hiểu ý nghĩa họa tiết này bạn nhé!
Họa tiết Sen – Biểu tượng thanh khiết
Theo quan điểm của Phật giáo, hoa Sen là cảnh giới cao nhất của sự thanh tịnh và giác ngộ, không bị bụi trần vấy bẩn. Xuất phát từ đặc tính sinh trưởng phát triển thực tế cùng giáo lý của đạo Phật, loài hoa này sở hữu những phẩm chất cao quý.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi mặt nước để hướng đến mặt trời đón ánh nắng ban mai, loài hoa vẫn tỏa hương tinh khiết mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên, hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người dân Việt, là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hóa và cốt cách nhân văn của người Việt Nam, loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học, nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Hoa sen Việt Nam dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng. Sen là hiện thân của sự sống, sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy, hoa sen hé nở và mở rộng những cánh hoa để thoảng lên một làn hương tinh khiết, như lời ca ngợi về sự thanh xuân, biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những chất nhơ, bằng thân rễ của chính mình giữa mênh mông nước nổi.
Hình tượng hoa sen cũng có nghĩa dù trường đời nhiều chuyện thị phi nhưng con người cần tự mình giác ngộ và giúp đỡ người khác thức tỉnh. Theo đó, hình ảnh chim Hạc ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ. Qua đó dẫn đến chân lý về sự cảm hóa con người từ những thực tại xấu xa, cùng nhau làm việc tốt, tránh xa điều ác, không vướng phải lo âu muộn phiền thế gian.
Cuốn thư đá được chạm khắc họa tiết Sen Hạc
Chim hạc còn có tên gọi khác là đại điểu hay nhất phẩm điểu. Nó được mệnh danh là con chim của vũ trụ khi mà thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, còn đôi chân cao tựa cột chống trời. Như vậy, Hạc đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang đến.
Nhiều cuốn cổ thư đã ghi chép về phẩm chất của loài chim này. Điển hình là hạc đi lại có quy tắc, giống như phong thái của quân tử; trong sạch thuần khiết; tiếng kêu thánh thót, sánh ngang nhân tài. Trong phong thủy, Hạc tượng trưng cho nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đó là sự trường thọ – “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống ngàn năm) và đặc biệt là đạo Cha con. Trong “Kinh Dịch” có viết: “Hạc minh tại âm, kỳ tử hòa chi” (tạm dịch là hạc kêu trong bóng râm, con của nó họa lại). Hàm ý ẩn chứa ở đây là con cái phải nghe theo lời của người cha, mở rộng hơn nữa là các bậc sinh thành. Đây là tư duy về hiếu đạo trong hệ thống quy phạm luân lý truyền thống.
Với những ý nghĩa nêu trên, khi xuất hiện trong các cuốn thư đá, Hạc mang đến cuộc sống ấm êm, hạnh phúc cho người sử dụng.