Ý nghĩa tượng 18 vị la hán?

18 vị la hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù của nhân gian, cuộc đời của các ngài gần gũi với chúng sanh. “A la hán” chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng. 

Tượng đá La hán Bố Đại
Tượng đá La hán Bố Đại

Chữ Arahat hay A la hán có nghĩa là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm.Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.Đồng thời đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sinh tử luân hồi. Và các Ngài xứng đáng cho trời người cúng dường – đó là 3 ý nghĩa của A la hán.

Thân thế 18 vị la hán?

 Vị La Hán thứ nhất

– Tôn giả Bạt La Đọa: Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà.

 Vị La Hán thứ hai

– Tôn giả Già Phạt Tha:Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại

Vị La Hán thứ ba

– Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà:Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. 

Vị La Hán thứ tư

– Tôn giả Tô Tần Đà:Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà. Bởi vì tháp là tượng trưng cho Phật, vì tưởng niệm đã đi theo Phật Tổ nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và mang theo bên mình. 

Vị La Hán thứ năm

– Tôn giả Nặc Cự La: Vị La Hán này vốn là một võ sĩ. Vị La Hán thứ sáu – Tôn giả Bạt Đà La:Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Phật Tổ.

Vị La Hán thứ bảy

– Tôn giả Già Lực Già: Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. 

Vị La Hán thứ tám

– Tôn giả Phật Đà La: Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt.

Vị La Hán thứ chín

– Tôn giả Tuất Bác Già

Vị La Hán thứ mười

– Tôn giả Bạn Nặc Già: Ông là người con được sinh ra ở ven đường.

Vị La Hán thứ mười một

– Tôn giả La Hầu La: Ông là người con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni.

 Vị La Hán thứ mười hai

– Tôn giả Na Già Tê: Ông vốn là một nhà lý luận

 Vị La Hán thứ mười ba

– Tôn giả Nhân Già Đà: Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ.

Vị La Hán thứ mười bốn

– Tôn giả Phạt Na Ba Tư: Ông vốn là một người buôn bán. 

Vị La Hán thứ mười năm

– Tôn giả A Thị Đa: Ông vốn là một hòa thượng.

Vị La Hán thứ mười sáu

– Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già: Ông là em của vị La Hán Thán Thủ.

 Vị La Hán thứ mười bảy

– Tôn giả Vi Khánh Hữu:Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.

Vị La Hán thứ mười tám

– Tôn giả Vi Tân Đầu Lô:Ông vốn là một tăng nhân.

Thứ tự sắp thếp 18 vị la hán theo đúng phong thủy?

Tượng đá La Hán phục hổ
Tượng đá La Hán phục hổ

Tượng 18 vị La Hán đẹp có cách bài trí sắp đặt: chia làm hai dãy mỗi bên có 9 vị ở hai bên, tượng La Hán ở miền Bắc thường trong tư thế ngồi trên loại bệ tự nhiên như tảng đá, mô đất, gốc cây. Còn ở miền Nam, các tượng La Hán thường trong tư thế cưỡi trên lưng các con thú.

Đây là thứ tự sắp xếp bộ tượng 18 vị la hán đúng mà các chuyên gia nhận định. Gia chủ khi mua tượng la hán về cần dùng khăn sạch lau hết bụi bẩn, rồi mới trưng thờ tại vị trí cao, thoáng đãng để trấn trạch gia đạo, tăng thời vận gặp nhiều điều may, tài lộc.