Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần

* Trong ‘Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Như vậy, Tiết thanh minh trong truyền thống của dân tộc Việt Nam gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. 

Vậy ngày lễ thanh minh có ý nghĩa như thế nào trong truyền thống văn hóa của dân tộc?

Thanh Minh là tiết thứ 5 trong “ nhị thập tứ khí” (24 tiết khí của 1 năm), sau các tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Chập và Xuân Phân.  Vì vây, tiết Thanh Minh không chỉ có khoảng 2 – 3 ngày mà nó là một khoảng thời gian khá dài, kéo dài 15 ngày, bắt đầu từ khoảng mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch đến ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Hiểu theo nghĩa đen thì “thanh” là trong trẻo, “minh” là sáng sủa. Vì vậy khi tiết Xuân Phân qua đi thì những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, trời quang đãng sáng sủa chính là đã sang tiết Thanh Minh. Tiết Thanh Minh gắn liền với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện tấm lòng biết ơn của con cháu đối với cội nguồn, tổ tiên, ông bà và những người đi trước, là ngày “cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ” (đi tảo mộ).

Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, phần “lễ” trong tiết Thanh Minh rất được coi trọng, bởi nó mang “hồn” truyền thống, nó biểu trưng cho nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vậy trong cách cúng lễ thanh minh thì cần lưu ý những điều gì?

Trước hết cần lưu ý rằng: Khi chọn ngày đi tảo mộ thì không nên chọn ngày không xung kị với người đứng đầu dòng họ, chi họ, … Bởi hơn hết, người xưa vẫn thường nói” có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, khi tránh được những điều kiêng kị thì mọi việc sẽ diễn ra rất suôn sẻ.

Tiết Thanh Minh bắt đầu từ khoảng mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch đến ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Vào những ngày này, con cháu đi tảo mộ để thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với ông bà, tổ tiên
Tiết Thanh Minh bắt đầu từ khoảng mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch đến ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Vào những ngày này, con cháu đi tảo mộ để thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với ông bà, tổ tiên

Một điều quan trọng khác khi đi tảo mộ, đó là mỗi người phải tịnh tâm sạch sẽ trước khi làm thủ tục tâm linh. Tức là người đi tảo mộ nên đun nước lá hương nhu, hồi khô, quế khố, hoặc sả để tắm rửa sạch sẽ. Có như vậy, tâm hồn mỗi người mới trở nên thoải mái, trong lành.

Cơ thể sạch sẽ, đồng nghĩa với việc Tâm lý phải hoan hỉ, nhất tâm kính lễ, luôn luôn mang tấm lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và hướng về cội nguồn. Đây chính là một lưu ý quan trọng khi đi tảo mộ. Bởi suy cho cùng khi có tâm, có lòng thì con người sẽ được tổ tiên, ông bà chứng giám.

Cuộc sống, công việc hối hả luôn khiến con người sống gấp, sống vội và chạy theo nó. Thế nhưng, khi đi tảo mộ, mỗi người nên để cái “tâm” được thư thái, an nhàn, từ đó mới tập trung được vào việc tâm linh đang làm. Vì vậy, mọi người nên để điện thoại ở chế độ im lặng để có sự tập trung nhất tâm. Từ đó tấm lòng của con cháu sẽ được gia tiên và chân linh ông bà tổ tiên chứng giám.

Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần - Ninh Bình Stone
Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần – Ninh Bình Stone

Không những vậy, người xưa vẫn có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, khi đến mộ phần nghĩa trang, trước hết phải cúng lễ quan thần linh – vị quan cai quản nghĩa trang, nghiã địa – nơi tổ tiên, ông bà gửi tro cốt. Có như vậy thì công việc tâm linh của gia đình, dòng họ mới trở nên thuận lợi, suôn sẻ và tấm lòng của con cháu sẽ được các vị quan, thần, tổ tiên chứng giám

Sẽ có nhiều người không chú ý tới điều này nhưng sẽ rất hữu ích cho những ai còn chưa biết. Đó là đặc biệt lưu ý rằng không nên ăn tỏi, mắm tôm, mắm tép,… – những thứ có mùi hôi, không ăn những đồ ăn được quan niệm là nằm trong “tứ linh” như thịt chó, thịt mèo, tiết canh rùa, ba ba, cá chép, thịt rắn,…. trước khi đi tảo mộ và làm công việc tâm linh.

Từ đây có thể khẳng định rằng, sẽ là không thừa nếu mỗi người trước khi cúng lễ Thanh Minh đều lưu ý tới những việc nên và không nên làm của mình và người thân. Lưu ý những điều này sẽ giúp con cháu thể hiện tấm lòng, sự thành kính đối với ông bà, tổ tiên một cách trọn vẹn nhất. Chắc chắn, tấm lòng ấy sẽ được người đã khuất chứng giám và càng tô đậm thêm cho nét đẹp “Uống nước nhớ nguồn của dân tộc”.

Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần - Ninh Bình Stone
Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần – Ninh Bình Stone

Một khâu rất quan trọng khác trước khi cúng lễ Thanh Minh là phải chuẩn bị phần lễ. Sau đó là cách cúng lễ Thanh Minh để được ông bà, tổ tiên chứng giám. Vậy phần chuẩn bị và cách cúng lễ Thanh Minh sẽ được thực hiện như thế nào?

Lễ Thanh Minh là dịp con cháu tảo mộ để tưởng nhớ và biết ơn ông bà, tổ tiên. Trong những ngày này, con cháu sửa sang lại mộ phần, dọn dẹp sạch sẽ mộ ông bà, tổ tiên. Lễ Thanh Minh cũng chính là dịp để con cháu làm ăn xa được hồi hương, thăm hỏi lại nơi cũ. Vì vậy, cần phải cúng Tết Thanh Minh tại cả 2 nơi là ở ban thờ gia đình và phần mộ của họ hàng.

Khi đến nơi đặt mộ phần của họ hàng, con cháu đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ, hoặc phải chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ, tuyệt đối không xếp lên mặt đất.

Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần - Ninh Bình Stone
Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần – Ninh Bình Stone

Còn lễ vật cúng lễ Thanh Minh cần chuẩn bị ra sao?

Lễ vật cúng lễ Thanh Minh có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn.  Cụ thể như: hoa quả, rượu, khoanh giò lụa, khoanh thịt chân giò luộc hoặc con gà, và không thể thiếu đó là trầu cau, tiền vàng, hương đèn, hoặc nến thắp. Tuy nhiên, có những quan niệm cho rằng nên chọn lễ vật cúng lễ Thanh Minh là cỗ chay như bỏng, gạo, muối, nước, bánh trái, xôi chè, hoa quả,… để không sát sinh, để vong hồn ông bà, tổ tiên được siêu thoát

Khi thắp hương thì số hương thắp phải là số lẻ (1,3,5 nén) để tượng trưng cho cõi âm, còn nến thắp là 2 cây để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Cách cúng lễ Thanh Minh được tiến hành theo các bước nào?

Sau khi sắp lễ xong, con cháu thắp hương, thắp nến hoặc đèn và khấn theo bài khấn lễ Thanh Minh. Trong lúc chờ hết tuần hương, con cháu xin phép người đã khuất để dọn dẹp, tu sửa phần mộ. Sau đó, con cháu chờ cháy được khoảng 2/3 tuần hương thì xin gia tiên để lễ tạ, hóa vàng. Ngoài ra con cháu xin lộc mang về và về nhà tiếp tục làm lễ cúng gia thần và gia tiên tại nhà.

Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần - Ninh Bình Stone
Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thanh minh tại mộ phần – Ninh Bình Stone

Cách cúng lễ Thanh Minh tại nhà tương tự như thể thức cúng gia thần và gia tiên thông thường. Nguyên tắc chung là dâng hương lễ gia thần trước, sau đó dâng hương lễ gia tiên. Các bước cần làm đó là: Trước hết, con cháu đặt lễ vật cúng lên bàn thờ và thắp đèn, thắp hương. Sau đó, Hành lễ gia thần và gia tiên với 2 hình thức: lễ và vái. Tiếp theo đó, sau khi châm lửa thắp hương, con cháu kính cẩn dùng 2 tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái đủ 3 vái rồi cắm nén hương vào bát hương. Con cháu khấn theo bài khấn lễ gia tiên rồi vái 3 vái. Sau đó chờ cháy hết tuần hương thì mới được hóa vàng. 

Chắc chắn với sự chuẩn bị kĩ càng, kiêng kị được những điều không tốt và biết cách cúng lễ Thanh Minh với các bước cơ bản, đặc biệt  là có cái “tâm” thanh tịnh, có tấm lòng thành kính thì việc làm tâm linh, đi tảo mộ trong lễ Thanh minh của con cháu sẽ được ông bà, tổ tiên chứng giám và phù hộ. Cuộc sống từ đó sẽ được thuận lợi, suôn sẻ, và thành công.

Như vậy, có thể thấy sự hiểu biết về ý nghĩa của lễ Thanh Minh và  cách cúng lễ Thanh Minh là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Nét đẹp ấy chính là tấm lòng chung thủy, tưởng nhớ, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và những người đã khuất của mỗi nhân cách Việt Nam. Nét đẹp ấy còn là sự phảng phất nỗi nhớ quê hương,  nhớ nguồn cội của những con người xa xứ không có dịp được trở về quê hương, để mỗi khi nghĩ về Tiết Thanh Minh, mỗi con người luôn khắc khoải trong lòng hình ảnh quê hương sâu đậm.

Ninh Bình Stone –