Hạc là loài chim quý và là biểu tượng của sự chắc chắn và tri thức. Hình ảnh hạc đá  là một trong những đồ thờ cúng rất phổ tiến tại những ngôi chùa, ngồi đền của của Việt Nam. Hạc thường đi theo cặp chứ không đi đơn lẻ và được chạm khắc bằng đá, bằng đồng hay thậm chí bằng vàng.

Hình ảnh tượng hạc đá thường đi kèm với linh vật rùa đá thông qua hình tượng hạc chầu trên lưng rùa.

Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay.

Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.