Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng. Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên. Vậy các lăng tẩm thời Nguyễn được xây dựng như thế nào? Hãy cùng Ninh Bình Stone khám phá nhé!

LĂNG TẨM HUẾ LÀ GÌ

 lăng tẩm

Các Lăng tẩm ở Huế còn gọi lăng mộ là nơi chôn cất thời Vua Chúa. Lăng tẩm chia làm hai phần chính : phần lăng và phần tẩm.

  • Phần Lăng là khu chôn thi hài nhà vua.
  • Phần Tẩm là chỗ xây nhiều miếu điện, lầu, gác, đình, tạ để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Phần tẩm cũng có thể là Hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị.

LĂNG TẨM GIA LONG – THIÊN THỌ LĂNG

Lăng vua Gia Long – vị hoàng đế sáng lập triều Nguyễn. Mặc dù nó xa hơn so với những lăng tẩm khác, nhưng những ai thích sự giản dị của công trình kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên ban tặng, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh, thì chắc chắn sẽ thích chốn này.

 lăng tẩm thời nguyễn - vua Gia Long
Lăng vua Gia Long – vị hoàng đế sáng lập triều Nguyễn

LĂNG MINH MẠNG – HIẾU LĂNG

Nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Lăng được xây dựng công phu với gần 40 công trình lớn, nhỏ nằm trên khu đồi có núi, có sông và hồ thoáng mát. Lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.

 lăng tẩm thời nguyễn - vua Minh Mạng
Toàn cảnh Lăng Minh Mạng, Huế

LĂNG THIỆU TRỊ (XƯƠNG LĂNG)

Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vị Vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn. Đây là lăng duy nhất quay mặt về phía Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng được xây dựng chưa đến 10 tháng thì đã hoàn thành. Hiện nay nhiều công trình trong khu lăng mộ đã bị hủy hoại nghiêm trọng, nhưng không gian xung quanh lăng lại rất đẹp và yên bình.

 lăng tẩm thời nguyễn - vua Tự Đức
Lăng được vua Tự Đức xây dựng theo lời dặn dò của vua Thiệu Trị trước khi vua bệnh mất vào ngày 4/11/1847.

LĂNG TỰ ĐỨC – LÀ KHIÊM LĂNG

Một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Đây là nơi chôn cất vị  vua hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức.

Lăng Tự Đức thơ mộng

Điểm nhấn của lăng có lẽ là hồ Lưu Khiêm thơ mộng được bao quanh bởi rừng cây. Các công trình được xây dựng xung quanh và lân cận hồ Lưu Khiêm. Xung Khiêm Tạ, nơi vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ… Dũ Khiêm Tạ, bến thuyền để vua ngao du thưởng cảnh hồ và Khiêm Cung Môn. Bi Đình là công trình bắt buộc phải có ở cả 7 lăng. Bi Đình là nơi đặt bia ca ngợi vua nặng khoảng 20 tấn.

Nhà bia trong lăng vua Tự Đức tại thành phố Huế.

Nhà bia được xây dựng trước khi vua mất trong ba năm 1864-1867. Ngày nay, nơi đây là địa điểm thu hút du khách nổi tiếng ở Huế do cảnh quan đẹp xung quanh khu lăng mộ.

LĂNG ĐỒNG KHÁNH – TƯ LĂNG

Quá trình đang xây dựng lăng Đồng Khánh có nhiều biến cố xảy ra nhà vua mắc bệnh và đột ngột qua đời chết vào ngày 28-1-1889.

Về mô thức kiến trúc, có khu vực lăng và tẩm

Khu vực Lăng: Công trình kiến trúc lăng mộ mang lại giá trị cao về “Á – Âu” thay đổi phong cách hội họa và trang trí vật liệu xây dựng hoàn toàn mới. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên ở lăng Đồng Khánh cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ác toa, gạch ca rô. Hướng về phía đông – đông nam, tiến án là núi Thiên Thai.

Khu tẩm điện: Công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa nội thất vàng son lộng lẫy. Chính điện và các nhà phụ thuộc hàng trăm hình ảnh và câu thơ chạm khắc  và viết vẫn trang trí tứ linh, tứ quý…

Trang trí độc đáo ở nội điện Ngưng Hy có 24 đồ bản vẽ các bức tranh trong điển tích “Nhị thập tứ hiếu”. Trên các cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc xuất hiện những phù điêu bằng đất nung với cách trang trí dân dã như “Ngư ông đắc lợi”, “Gà chọi” “cầm – kỳ – thi – họa”. Tuy nhiên, việc xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và hai bức tranh miêu tả cuộc chiến tranh Pháp – Phổ thời Napoleon cùng một số hiện vật khác đã nói lên ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu.

Nhìn chung lăng Đồng Khánh mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Á – Âu, Tân cổ.

LĂNG DỤC ĐỨC – AN LĂNG

Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn.

Sau khi bà Từ Minh, vợ chính của vua Dục Đức tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “Càn, Khôn hiệp đức” như ở lăng Gia Long.

Hiện giờ An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu).

So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân ( còn tẩm điện) và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu.

  • Khu vực lăng mộ: Diện tích 3.445m2 bằng một cửa tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên làm mái giả. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia.
  • Khu tẩm điện với diện tích mặt bằng 6.245m2. Công trình chính là điện Long Ân là một tòa nhà kép làm theo kiểu cung điện Huế, với 6 bộ vì kèo nóc ở 5 gian nhà trước được kết cấu theo lối “chồng rường giả thủ”, trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc gỗ có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn.

LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH – ỨNG LĂNG

Lăng Khải Định Huế là khu lăng mộ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.

Tuy rằng lịch sử các vị vua có nhiều thăng trầm, Nhưng ta phải công nhận rằng những danh lam thắng cảnh các lăng tẩm ở Huế thời xưa được tạo ra bằng công cụ thô sơ quá sức tuyệt vời của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam ta.

Bài viết trên là câu trả lời chi tiết và đầy đủ cho câu hỏi các lăng tẩm thời nguyễn được xây dựng như thế nào. Hy vọng những thông tin Ninh Bình Stone chia sẻ trên sẽ giải đáp được băn khoăn, thắc mắc của nhiều quý khách hàng cũng như nhiều du khách chưa được rõ về các di tích lịch sử.

Bên cạnh đó, nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm mua những sản phẩm như: tượng đá, đồ nội thất đá, đồ thờ đá, lăng mộ cho ông bà tổ tiên;… liên hệ ngay đường dây nóng 0971532299 của Công ty Cổ phần Đá mỹ nghệ Ninh Bình. Với đội ngũ kiến trúc sư và chuyên gia phong thủy dày dặn kinh nghiệm, nghệ nhân tay nghề cao; chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm đá mỹ nghệ và công trình tâm linh số 1 thị trường. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn vì bạn đã lắng nghe!