Từ lâu, cổng tam quan đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam, nhất là với những người dân ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cổng tam quan được xây dựng ở rất nhiều nơi, từ cổng làng đến cổng đình, cổng chùa, thậm chí là cổng nhà thờ các dòng họ với những kiểu dáng độc đáo và tinh tế. Vậy ý nghĩa của cổng tam quan trong văn hóa dân tộc Việt Nam là gì? Hãy cùng Ninh Bình Stone tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây!

y-nghia-cong-tam-quan-trong-van-hoa-viet-nam-1

Cổng tam quan tại chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội

Cổng tam quan – sản phẩm văn hóa độc đáo của người Việt

Cổng tam quan là loại cổng được xây dựng theo kiến trúc đặc biệt với hai cổng nhỏ hai bên và một cổng to nằm ở giữa. Cổng có mái cong uốn lượn, hai bên có câu đối mang ý nghĩa riêng ở từng địa phương hoặc mỗi công trình. Cổng tam quan có thể được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như gạch, đá, xi măng… trong đó, cổng đá được cho là có giá trị cao nhất, thể hiện sự công phu trong trong quá trình chế tác và có tính thẩm mỹ cao. Cổng tam quan mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo vị trí xây dựng cổng.

y-nghia-cong-tam-quan-trong-van-hoa-viet-nam-4

Cổng tam quan trước chùa Từ Đàm ở Huế

Ở trước cửa chùa, cổng tam quan được xây dựng và được hiểu theo ý nghĩa về ba cách nhìn của Phật giáo là “không quan” –cái vô thường , “hữu quan” – cái sắc và “trung quan” – thể hiện sự hài hòa, trung dung của cả hai. Cổng tam quan ở chùa chiền cũng có thể được hiểu là Tam bảo – ba cơ sở chính của Phật giáo là Phật, Pháp, Tăng. Bên trái cổng chùa thường được điêu khắc hình thanh long, bên phải cổng chùa khắc họa hình bạch hổ. Khách hàng hương ra vào chùa đều đi vào từ cửa trái, về bằng cửa phải, gọi là “nhập thanh long, xuất bạch hổ”, ngụ ý là rước lộc, phúc đức của chùa về nhà. Vì thế, ở các khu vực chùa chiền, miếu mạo, cổng tam quan mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc, gắn liền với giáo lý đạo Phật –  loại hình tôn giáo phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

y-nghia-cong-tam-quan-trong-van-hoa-viet-nam-3

Cổng tam quan phía sau cổng tứ trụ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội

Không chỉ được xây dựng ở chùa, cổng tam quan còn được xây dựng làm cổng làng, đình, đền, miếu ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. Theo các bậc cổ nhân, cổng tam quan cũng thể hiện cấp bậc của những người đến vãn cảnh hay lễ bái. Trong những dịp tiếp đón nhà vua, vua sẽ đi vào từ cổng lớn, cổng bên phải là lối của quan văn, cổng bên trái là lối của quan võ. Với những buổi tế, lễ hội làng, cửa chính của cổng đình làng dành cho các vị chức sắc, cao niên, hai cửa phụ hai bên dành cho trung niên hoặc thanh niên, thể hiện sự tôn kính và trang trọng đối với bậc tiền bối. Trải qua những thời kỳ lịch sử với bom đạn và bão tố thời gian, những chiếc cổng tam quan cổ xưa nay đã không còn nhiều, hoặc còn lại nhưng được phục dựng theo nguyên tác cũ. Đa phần các công trình cổng tam quan làm từ gạch vữa đều nhanh bị xuống cấp, duy chỉ có cổng đá là bền bỉ nhất và được đánh giá là có thẩm mỹ cao.

Như vậy, chiếc cổng tam quan có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không chỉ thể hiện văn hóa tâm linh sâu sắc của người Việt mà còn là di sản dân tộc mang dấu ấn sâu đậm của thời kỳ phong kiến. Với những người con xa quê hương, xóm làng, chiếc cổng tam quan với cây đa, giếng nước, sân đình chính là hình ảnh thân thuộc nhất về nơi cắt rốn chôn rau. Ngày nay, một số dòng họ cũng xây dựng cổng nhà thờ là cổng tam quan để tạo nên khung cảnh cổ kính, trang nghiêm cho nơi thờ tự của dòng họ.

Cổng đá – mẫu cổng tam quan được ưa chuộng nhất hiện nay

Như đã giới thiệu từ trước, các công trình cổng tam quan có thể xây dựng từ nhiều loại vật liệu khác nhau, song cổng đá là loại cổng có độ bền cao và mang nhiều giá trị. Trong quan niệm của người Việt, đá là một loại vật liệu “thiêng” được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết hoặc trong các câu chuyện tâm linh. Vì thế, xây dựng cổng tam quan bằng đá không những làm tăng vẻ đẹp cổ xưa, sự độc đáo của công trình, giúp cho công trình bền vững với thời gian mà còn góp phần hun đúc nên giá trị linh thiêng sâu sắc.

Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, những khối đá vô tri được đẽo gọt, chế tác trở thành tác phẩm đồ sộ với những mái vòm uốn lượn, hoa văn rồng phượng đẹp mắt và tinh tế. Đá được dùng để chế tác cổng tam quan thường là mẫu đá xanh hoặc ghi sáng có độ bền cao, màu sắc đẹp, phù hợp với phong thái cổ kính của công trình.

y-nghia-cong-tam-quan-trong-van-hoa-viet-nam-5

Mẫu cổng tam quan được làm từ đá tự nhiên do NinhBinhStone thực hiện

Hiện tại, Ninh Bình Stone đang sử dụng đá xanh đen tự nhiên có nguồn gốc ở Thanh Hóa để chế tác mẫu sản phẩm cổng tam quan, đảm bảo độ tinh xảo cao và độ bền đi cùng năm tháng. Quý khách có nhu cầu đặt mua sản phẩm vui lòng liên hệ với Ninh Bình Stone qua số điện thoại 0971 532 299. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho quý khách dịch vụ hoàn hảo nhất!