Lễ Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ lớn trong năm của người Việt. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vậy lễ vu lan vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này ra sao? Cùng Ninh Bình Stone tìm hiểu ngay nhé!
Đại lễ Vu Lan là một ngày lễ lớn trong năm của người Việt
1. Lễ vu lan báo hiếu là ngày nào?
Đại lễ Vu Lan là ngày lễ truyền thống, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây được xem là ngày báo hiếu, nhắc nhở con cháu thế hệ sau biết tới công ơn sinh thành, trân quý quá trình dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên,… Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đề cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch)
Vào ngày này, các chùa, cơ sở tự viện thường tổ chức lễ hội Vu Lan với những nghi thức: Tụng kinh-sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu, kinh Mục Liên sám pháp, kinh A Di Đà…; lễ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên trong gia đình; pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức “Bông hồng cài áo” tri ân công đức sinh thành của cha mẹ; nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sỹ và cửu huyền thất tổ; chương trình nghệ thuật về công cha nghĩa mẹ…
Xem thêm: Tháng cô hồn là gì? những điều kiêng kỵ để tránh gặp xui xẻo trong tháng cô hồn 2022
2. Nguồn gốc Đại lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là sự tích được truyền bá rộng rãi nhất:
Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ truyền thuyết Tôn giả Mục Kiền Liên – một đệ tử xuất chúng của Đức Phật đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngục quỷ. Chuyện kể:
Khi Đại Đức Mục Kiền Liên ( 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca) tu luyện thành công, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, nên đã dùng mắt phép tìm kiếm bà đã về đâu.
Thế nhưng, kết quả bất ngờ và đau lòng rằng ngài nhìn thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ đi lang thang khắp nơi, vô cùng đói khát cực khổ để đền đáp cho những việc ác mà bà đã làm. Quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên đã dùng phép biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ, nhưng những thức ăn đều hóa thành lửa.
Không cầm lòng được trước tình cảnh này của mẹ, ngài cầu cứu lên Phật Tổ. Đức Phật dạy rằng dù Đại Đức Mục Kiền Liên thần thông quảng đại tới đâu thì cũng chẳng đủ sức cứu mẹ. Biện pháp duy nhất là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp phương, và ngày 15/7 Âm lịch là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ.
Đức Phật cũng dặn thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ sự tích này, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu đã ra đời.
Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ truyền thuyết Tôn giả Mục Kiền Liên
Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan được tổ chức vào rằm thắng 7 Âm lịch hàng năm đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, tôn vinh tình cảm gia đình ấm áp, thiêng liêng, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngày lễ Vu Lan vẫn được người Việt gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của nó.
3. Ý nghĩa của Lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày Lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ sau luôn nhớ tới công ơn của thế hệ trước. Không chỉ các Phật tử, Lễ Vu Lan còn mở ra một mùa báo hiếu, báo ân lan tỏa khắp nước ta.
Báo hiếu ở đây là đối với cha mẹ, người đã sinh và nuôi dưỡng chúng ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác. Tín ngưỡng Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả các chúng sinh. “Phổ độ chúng sanh”, “cứu nhân độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Những hình ảnh gây xúc động trong mùa Lễ Vu Lan báo hiếu là những bông hồng cài áo. Dù ở độ tuổi, giới tính nào thì người tham dự Lễ đều thành kính đón nhận những bông hồng cài trang trọng trên áo. Hoa màu đỏ là biểu tượng của việc còn mẹ, còn hoa hồng trắng để tưởng nhớ người mẹ đã khuất núi. Hành động cài lên ngực áo bông hoa cao quý tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp nhất, là chữ Hiếu tròn đầy mà con cái gửi đến bậc cha mẹ.
4. Nên làm gì vào ngày lễ vu lan báo hiếu
Chuẩn bị tươm tất mâm cơm cúng tổ tiên
Ngày Vu Lan báo hiếu mỗi gia đình thường sẽ làm mâm lễ cúng dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính cũng như mong muốn được các bậc bề trên phù hộ đồ trì cho gia quyến được mạnh khỏe, bình an.
Mâm cơm cúng tổ tiên không cần quá cầu kỳ mà quan trọng là tấm lòng thành của gia chủ
Thăm viếng phần mộ tổ tiên
Ngày lễ Vu Lan là ngày để thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, vì thế, bạn có thể thăm viếng mộ của những người thân đã mất, của tổ tiên và cầu nguyện cho gia đạo được bình an, thuận hòa.
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
Vào dịp lễ này, bạn có thể đến chùa vãn cảnh, lễ Phật, làm công quả cho nhà chùa, cúng dường Tam Bảo, thả hoa đăng,… cầu bình an, sức khỏe cho cha mẹ, người thân.
Thả hoa đăng nhằm mục đích cầu siêu cho người đã khuất và cầu nguyện những điều tốt lành trong cuộc sống
Chú ý, khi đi lễ chùa bạn nhớ ăn mặc kín đáo, lịch sự để giữ gìn sự tôn nghiêm ở nơi linh thiêng.
Làm việc thiện, ăn chay tích đức
Làm nhiều việc tốt, ăn chay, không sát sinh trong tháng Vu Lan đều là những cách thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ.
Dành nhiều thời gian ở bên, chăm sóc cho ông bà, cha mẹ
Vào dịp này, bạn hãy dành nhiều thời gian ở bên trò chuyện, chăm sóc cho cha mẹ, ông bà. Bạn có thể cùng mọi người trong gia đình đi chùa cầu bình an, đi chơi, ăn bữa cơm ấm cúng cùng nhau để tình cảm gia đình thêm gắn kết, bền chặt.
Trên đây Công ty đá mỹ nghệ Ninh Bình Stone đã chi sẻ chi tiết cho các bạn nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ vu lan báo hiếu. Để được tư vấn về các mẫu lăng mộ đá cũng như các hạng mục trong khu lăng mộ, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Website: https://ninhbinhstone.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ninhbinhstone/
Hotline: 0971 532 299 – 0978 935 935 – 0945 11 22 66
Địa chỉ:
- Văn Phòng Hà Nội: Ngõ 187 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Văn phòng HCM: 851 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh.
- Ninh Bình: Cổng làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Thuỳ Dương Ninh Bình Stone
Tôi là Lê Ngọc Tùng, CEO của Ninh Bình Stone. Hơn 10 năm qua tôi và đội ngũ của tôi luôn cố gắng mang đến những sản phẩm đá mỹ nghệ chất lượng và giá thành hợp lý nhất. Chúng tôi chuyên thi công và thiết kế lăng mộ đá, công trình kiến trúc đá và cung cấp các loại đá ốp lát cho thị trường Bắc – Trung – Nam. Các sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo về chất lượng, giá cả và có độ bền cao.