Cha ông chúng ta có câu truyền lại rằng: “Chết mộ dài – Cải táng một tròn” (nghĩa là khi hung táng thì nên đắp mộ dài theo thân, khi cải táng nên đắp mộ hình tròn). Vấn đề này có chính xác hay không? Hãy cùng Ninh Bình Stone tìm hiểu.

h1

h2

h3

h4

Sau khi cải táng, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà thực hiện phần mộ phía trên cho người đã khuất. Có rất nhiều kiểu mộ để gia đình lựa chọn như: Hình chữ nhật, hình tròn, hình trứng ngỗng, hình mai rùa, hình lá sen, hình gáy ngựa (cổ ngựa, còn gọi là Mã Lạp), mộ nấp liếp, mộ trúc cách, long đình (giống như một chiếc kiệu, thường dùng cho các bậc quyền quý, lăng, tẩm – thường dùng cho những bậc đế vương). Theo lý thuyết Huyền Không phi tinh thì thông thường nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, huyệt mộ có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau (40 năm) mà thôi. Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo sơn đáo hướng và Toàn cục hợp thập. Sang đến vận thứ 3 thì hướng mộ này thường gặp phải Thượng sơn – Hạ thủy làm cho mất người, mất của (Tam nguyên cửu vận là chu kỳ 180 năm chia làm 3 nguyên và 9 vận. Ba nguyên là Thượng, Trung và Hạ, mỗi nguyên có 60 năm. Mỗi vận là 20 năm).

NBS ĐTS 08 1

Mẫu mộ đá đẹp

Theo các chuyên gia thì khí gồm có âm khí và dương khí, sinh khí và tà khí. Đó là hai mặt đối lập cùng tồn tại khách quan của khí. Ta không nhìn thấy khí âm hay khí dương, không nhìn thấy sinh khí hay tà khí nhưng cảm nhận được nó. Vào một nhà mà thấy nóng quá thì đó là nhiều dương khí quá hoặc thấy khó thở thì có nghĩa là nhiều tà khí quá. Con người ta cần một môi trường sống cân bằng âm dương khí, nhiều sinh khí ít tà khí. Quan sát một ngôi mộ như ở hình 2 ta thấy, khi một dòng khí tác động vào nấm mồ, nó lập tức được phân ra: Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình), còn sinh khí (SK) thanh nhẹ thì lượn theo dường cong hình khối của nấm mồ để thẩm thấu xuống dưới mộ (khúc hữu tình). Như vậy ngôi mộ này luôn được sinh khí nuôi, lại cân bằng âm dương khí, dưới mộ luôn được mát, làm cho hài cốt tươi lâu.

NBMD16
Ngược lại, ở ngôi mộ hình 3 ta thấy: Ngôi mộ này được xây tường xung quanh và lát kín trên mặt đã làm cho sinh khí không thẩm thấu được xuống mộ mà bay đi mất. Thành ra ngôi mộ này luôn bị mất sinh khí, lại bị nắng mặt trời nung nóng xung quanh làm cho dương khí luôn quá lớn, mất cả cân bằng âm dương khí. Ngôi mộ này chắc chắn hài cốt sẽ mau hoại. Từ đây cho thấy rằng, nấm mồ có cỏ xanh phía trên là rất cần thiết. Đó là phương tiện để nhận sinh khí và thải bớt tà khí và để cân bằng âm dương khí. Như vậỵ trên mộ cần phải có cỏ xanh là một yếu tố tiên quyết. Quan sát hình 4 ta thấy: Khi một dòng khí tác động vào thành mộ tròn thì phần tà khí (TK) sẽ tách ra lao xuống dưới. Còn sinh khí (SK) thì vừa chạy viền quanh đường cong thành mộ, vừa đổ vào mặt trên của mộ để thẩm thấu vào mộ theo mọi hướng. Như vậy mộ tròn có ưu điểm là nhận được nhiều sinh khí hơn là mộ xây hình chữ nhật. Quan sát một ngôi mộ xây hình chữ nhật như hình 5 ta thấy: Ngôi mộ này không có đường sinh khí bao quanh như ở mộ xây tròn vì mặt tường là mặt phẳng. Mặt khác, bức tường cao để đặt bia đã làm thoát mất sinh khí (SK2), không rơi xuống mặt mộ mà vượt qua mộ đi mất. Mộ này chỉ có thể thường xuyên nhận sinh khí (SK1) từ 3 hướng mà thôi. Như vậy, mộ có thể xây hình tròn hay hình chữ nhật đều được, nhưng xây tròn thì vẫn hơn. Có một nguyên tắc cần nhớ là trên mộ phải có cỏ xanh. Đó là cửa giao lưu thông thoáng âm dương, giúp cho mộ luôn nhận được sinh khí và cân bằng âm dương khí.
Ở một vài tỉnh miền Trung nước ta, nhân dân xây mộ không làm tường cao gắn bia mà đặt bia ngay trên thành mộ (hình 6). Ưu điểm của những mộ này là không cản đường sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận sinh khí từ mọi phía. Ở những mộ này bia được gắn trên thành mộ theo nguyên tắc: Người đứng lễ phía chân người chết phải nhìn thấy bia. Nghĩa là: Nếu gắn trên thành mộ thì bia gắn ở phía chân người chết (ngoài thành mộ). Còn gắn trên cao thì gắn phía đầu người chết (trong thành mộ). Qua phần phân tích về đường khi vào mộ như trên, ta thấy rằng hình dáng mộ hình tròn và trên mặt bằng phẳng là hình dáng không cản đường sinh khí vào mộ. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành khí của vũ trụ.

(sưu tầm)