Cuộc đời con người vốn dĩ “nay sống mai chết”, cho nên chẳng ai đoán trước được tương lai mình sẽ sống ra sao, càng không thể nói trước được rằng mình sẽ sống đến năm bao nhiêu tuổi. Nhưng khi đã tồn tại trên cuộc đời thì chắc hẳn ai cũng mong mình được sống lâu, sống vui vẻ, càng không mong bị nguyền rủa bị chết sớm. Vì vậy, chuyện xây mộ chờ cho người vẫn đang sống khỏe mạnh sẽ thật “lạ lùng”, tối kị bởi việc làm đó không khác nào một sự nguyền rủa.

Ấy vậy mà trong chính cuộc sống hiện nay, ta lại có thể bắt gặp được hình ảnh những ngôi mộ được xây sẵn, có bia mộ ghi tên tuổi chờ những người chưa “nhắm mắt xuôi tay”. Việc làm đó thực hư là như thế nào và thực chất ý nghĩa, tính chất của câu chuyện đó ra sao chắc chắn không ít người đặt ra câu hỏi?

Lý giải nguyên nhân tại sao lại có câu chuyện xây mộ chờ cho người còn sống?

Rõ ràng việc xây mộ trước cho người chưa mất nghe thật phi lí bởi mọi người quan niệm rằng điều đó sẽ mang lại điềm không lành cho họ.

Nhưng hiện nay, với tình hình đất đai ngày càng khan hiếm, hay nói khác đi là “đất chật người đông”, đến chỗ ở của nhiều gia đình còn rất tạm bợ, chật chội thì việc diện tích đất nghĩa trang càng ngày càng bị thu hẹp là điều không khó hiểu. Đồng nghĩa với việc khi diện tích nghĩa trang bị thu hẹp, con người cũng sẽ có thêm những mối lo: chẳng hạn như lo rằng khi chết đi sẽ được chôn cất ở đâu? Liệu có “nhà” để được về với “đất mẹ” hay không?

Từ đó việc nhắc đến chuyện ma chay, hậu sự người ta không còn e dè né tránh mỗi khi nói đến mà lối suy nghĩ về vấn đề này đã ngày một thông thoáng hơn trong lối suy nghĩ, dẫn đến việc họ dự phòng một mảnh đất mai táng cho bản thân và gia đình cũng trở nên dễ hiểu.

Hơn nữa, trong cuộc đời không ai là tránh khỏi quy luật của tạo hóa với “sinh, lão, bệnh, tử’. Ai rồi cũng phải “trở về với đất mẹ”, bởi vậy chuyện phòng xa một nơi an nghỉ, “đặt nhà” sẵn trước khi sang thế giới bên kia trở thành một việc làm nghiêm túc của rất nhiều gia đình, dòng họ. Việc làm đó tưởng “lạ đời”, khó tin, tối kị  thì giờ đây lại hóa bình thường và xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay

Việc xây mộ chờ cho người chưa mất - Ninh Bình Stone
Việc xây mộ chờ cho người chưa mất – Ninh Bình Stone

Dẫn chứng để chứng minh về câu chuyện xây mộ chờ cho người chưa mất.

Một ví dụ tiêu biểu nhất cho câu chuyện này xuất hiện ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.Nơi đây việc xây mộ chờ cho người chưa mất không hẳn là câu chuyện tự phát, mà việc làm này được cả chính quyền địa phương khởi xướng, tạo điều kiện. Cụ thể, chính quyền dành hẳn một quỹ đất và một quỹ tài chính để xây mộ chờ.

Như vậy trong nghĩa trang ở đây không chỉ có những ngôi mộ đã “mồ yên mả đẹp”, mà còn có những ngôi mộ xây sẵn có cả bia mộ, đằng sau mỗi tấm bia mộ được đánh số thứ tự và hàng lối ngay ngắn. Theo quy ước ai mất trước sẽ chôn ở thứ tự đầu, cứ lần lượt như vậy.

Mỗi thôn sẽ có một nghĩa trang như vậy, mỗi nghĩa trang có khoảng 100 ngôi mộ đã xây sẵn. Tất cả chúng đều có diện tích bằng nhau, không có sự phân biệt.

Việc xây mộ chờ cho người chưa mất - Ninh Bình Stone
Việc xây mộ chờ cho người chưa mất – Ninh Bình Stone

 Cách làm này nghe có vẻ khó tin, và ban đầu có thể tạo cảm giác “sởn da gà”, ớn lạnh và có chút gì đó sợ sợ, đặc biệt là với những ai chưa từng biết đến câu chuyện này bao giờ và với cả những người “yếu tim”.  Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó thì “hương ước” này  không hề “cổ hủ” và cũng rất bình đẳng, công tâm, bởi nó vừa giúp tiệt kiệm được tiền của của nhân dân, chính quyền; vừa tạo cảm giác an tâm về một chốn yên nghỉ khi “nhắm mắt” của người dân địa phương, đặc biệt là đối với những hộ gia đình nghèo khó;  và nó tránh được sự phân biệt giàu nghèo: khi mà người nghèo sẽ lo không thể mua được mảnh đất mà nằm xuống đất mẹ, còn người giàu thì có thể mua được mảnh đất to rộng,…. Thậm chí,  có nhiều gia đình, con cái bất hiếu, chơi bời, say xỉn, chưa chắc đã lo được chuyện hậu sự cho bố mẹ già, thì việc làm này của chính quyền địa phương phải chăng càng trở nên có ý nghĩa thiết thực?

 Đến đây, chắc hẳn mỗi người đều có những ý kiến riêng về việc này. Có người cho là trái chiều, không nên làm như vậy vì điều gì là tối kị, vô lí thì vẫn nên tránh; có người sẽ cho rằng việc làm này không phải không có lý và cũng khá văn minh trong xã hội có sự phân biệt giàu – nghèo, mạnh – yếu như hiện nay, đặc biệt là quỹ đất nghĩa trang ngày một khan hiếm; và cũng có người thì vẫn băn khoăn và thấy cả hai ý kiến trên mỗi ý kiến đều có những mặt tích cực và hạn chế.

 Và dù quan niệm ra sao thì câu chuyện có thật trên chính là minh chứng cho một lối suy nghĩ mới có phần thông thoáng hơn của người Việt.

 Ví dụ minh họa cho việc xây mộ chờ cho người chưa mất - Ninh Bình Stone
Ví dụ minh họa cho việc xây mộ chờ cho người chưa mất – Ninh Bình Stone

Quan trọng nhất trong việc xây mộ chờ cho người chưa mất chính là tư tưởng, tâm lí và sự đồng thuận, ủng hộ của những người trong cuộc.

Sẽ có giả thiết đặt ra là: Ở Yên Lạc, câu chuyện này là “hương ước” của cả một địa phương, được chính quyền địa phương quy ước. Vậy nếu việc làm này chỉ xuất phát từ phía một cá nhân, một gia đình, hay một dòng tộc thì hàng xóm láng giềng sẽ phản ứng ra sao? Có sợ bị dị nghị không?  Câu trả lời chắc chắn là “có”. Nhưng nếu bỏ qua những lời dị nghị, mọi người trong gia đình đồng tình, đồng thuận thì không phải là không có những trường hợp đó xảy ra.

Ví dụ như  một gia đình có hai vợ chồng sống rất hạnh phúc. Họ không chỉ muốn nắm tay nhau đi đến cuối con đường mà còn muốn cùng yên nghỉ ở một chỗ nếu “nhắm mắt xuôi tay”. Giả dụ một người vì một lý do nào đó mà mất trước thì chắc chắn người kia phải xây mộ chờ trước để khi về với thế giới bên kia sẽ được yên nghỉ cùng nhau như ước nguyện ban đầu. 

Hay như một dòng họ muốn những người thân trong gia đình sẽ được mai táng đồng bộ trong cùng một quy hoạch sau khi mất thì tất nhiên những thành viên đó phải có tư tưởng thông thoáng, đồng thuận ủng hộ việc xây mộ chờ trước.

mo-granite-mau-den-nhap-khau
Việc xây mộ chờ cho người chưa mất – Ninh Bình Stone

 Nói tóm lại, việc xây mộ chờ cho người chưa mất trong xã hội hiện nay không còn là hiếm gặp và nó cũng không phải là câu chuyện gì đó quá  kiêng kị hay phi lí nữa. Có người sẽ ủng hộ cho việc làm này, có người thì sẽ không nên làm như thế. Điều đó phụ thuộc vào tư tưởng, tâm lý của chính bản thân mỗi người, quan niệm của mỗi gia đình, dòng họ và từng địa phương. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một phần nào đó mặt tích cực mà việc làm này tạo ra: sự an tâm, phòng xa và nghiêm túc của người còn sống, tính chất bình đẳng trong xã hội và sự quy hoạch mang tính đồng bộ, tập trung ở các nghĩa trang,… Và tất thảy, mỗi người nên cân nhắc kĩ để có sự lựa chọn, cũng như quan điểm của riêng mình.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty đá mỹ nghệ xuất nhập khẩu Ninh Bình Stone: