Trong văn hóa của người Việt Nam, việc thờ Phật tại gia từ lâu đã trở thành tín ngưỡng của nhiều người, đặc biệt là chúng Phật tử. Mỗi đức Phật lại mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Việc chọn vị Phật nào để thờ tại gia cũng tùy thuộc vào mục đích của từng gia chủ. Vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết ý nghĩa của việc thờ từng loại tượng Phật và những điều kiêng kỵ khi thờ tượng Phật tại nhà.
Có nên thờ tượng Phật trong nhà?
Như đã nói ở trên, thờ Phật tại gia luôn là tâm niệm của rất nhiều Phật tử. Thờ tượng Phật trong nhà cũng rất phổ biến ở Việt Nam và các nước theo đạo Phật. Nếu thờ đúng cách, việc thờ tượng Phật tại nhà sẽ rất tốt, mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Điều quan trọng nhất khi thờ Phật đó chính là lòng thành.
Không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của từng đức Phật mang lại. Vì vậy trước khi thỉnh Phật về thờ tại gia, gia chủ cần tìm hiểu thật kỹ những lưu ý, kiêng kỵ và ý nghĩa của từng đức Phật mang lại sao cho phù hợp nhất với gia đình.
Nên thờ tượng Phật nào trong nhà đem lại may mắn, bình an?
Để biết đức Phật nào thích hợp với mục đích thờ tự của gia đình, gia chủ cần tìm hiểu kỹ càng về ý nghĩa của việc thờ từng đức Phật mang lại. Hiểu được băn khoăn gặp phải khi thỉnh tượng Phật về thờ tại gia, Ninh Bình Stone xin chia sẻ một số mẫu tượng Phật được nhiều gia đình Việt những lý do chọn đức Phật để thờ, giúp gia chủ có sự lựa chọn thích hợp dành cho mình.
Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia
Theo quan niệm Phật giáo, Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong rất nhiều hình dạng khác nhau để phổ độ chúng sinh. Nơi nào có khổ ải, nơi đó đều được Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân để cứu giúp. Do đó, Phật tử có đức tính muốn đem tình thương yêu, lòng từ bi, nhẫn nhục… của mình giúp đỡ người khác một cách bền bỉ lâu dài thì nên thỉnh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát (Bồ Tát Quán Thế Âm) về thờ.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chính là người khai sinh ra Phật giáo, là người đã sớm giác ngộ và giải thoát mình khỏi thế tục. Do đó, khi rước tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni về nhà để thờ Đức Phật Thích Ca là Phật tử có tấm lòng muốn tâm hướng thiện, muốn giải thoát mình khỏi các thói xấu tham sân si ở đời và muốn cầu cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh.
Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà tại gia
Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của đức Phật A Di Đà là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi cực lạc. Đức Phật A Di Đà đến với thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh tái sinh vào cõi cực lạc. Vì vậy nếu gia chủ mong muốn giải thoát bản thân khỏi những phiền muộn của cuộc đời thì việc rước tượng Phật A Di Đà để thờ tại gia là điều cần thiết.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Dược Sư tại gia:
Đức Phật Dược Sư phát nguyện giúp chúng sinh đạt được trí tuệ tột đỉnh để giúp cho mọi người hết khổ, được an vui. Vì đức Phật Dược Sư biết rõ tất cả chúng ta đều có khả năng mang an vui, hạnh phúc cho mình, cho người; nhưng vì thiếu trí tuệ, bị vô minh ngăn che nên không thể giải thoát, không làm được việc lợi ích cho đời. Bảy chư Phật Dược Sư có thể giúp chúng ta làm dịu những trở ngại cho việc đạt được hạnh phúc tạm thời, và cả hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ trọn vẹn. Vì vậy, việc thỉnh tượng Phật Dược Sư về thờ có thể tịnh hóa ngay cả những người đã chết và giải thoát họ khỏi khổ đau.
Ý nghĩa thờ tượng Phật Di Lặc tại gia
Tượng trưng cho sự thịnh vượng, Phật Di Lặc thường được gắn với các biểu tượng giàu sang như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa rất nhiều châu báu. Đôi khi Phật cũng mang theo quả Hồ lô, biểu tượng của sức khỏe và trường thọ hoặc chiếc Gậy Như ý, biểu tượng của quyền lực. Người ta thích chọn tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.
Ý nghĩa thờ tượng Tam Thế Phật tại gia
Tượng Tam Thế Phật là bộ tượng gồm ba tượng Phật. “Thế” trong Tam Thế Phật có thể hiểu theo 2 ý nghĩa.
Thứ nhất, đó là thời gian, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Tam Thế Phật theo ý nghĩa này gồm có Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc lần lượt đại diện cho quá khứ – hiện tại – tương lai.
Thứ hai, đó là thế giới, bao gồm thế giới phương Đông, Phương Tây, Sa Bà lần lượt được đại diện bởi Phật Dược Sư, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca.
Ngoài ra, gia chủ có thể thỉnh Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí) về thờ tại gia, hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay Phật A Di Đà (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào).
Cách thỉnh Tượng Phật về thờ tại gia
Không phải tùy tiện là có thể rước Phật về thờ tại gia. Việc thỉnh tượng Phật về thờ cũng cần xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Đã thờ Phật thì tâm phải luôn hướng tới những điều tốt đẹp, mong mỏi lĩnh ngộ được trí tuệ của đức Phật, biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.
Khi thỉnh Phật ra khỏi cửa hàng cần đi thẳng về nhà, không được tạm ghé qua hay dừng lại giữa đường. Khi về nhà cần lập tức đưa an vị Phật lên bàn thờ, không để xuống các nơi khác như bàn, ghế. Vì vậy, trước khi thỉnh Phật về nhà, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, bàn thờ phải sạch sẽ, đầy đủ.
Nếu có thể, tốt nhất gia chủ nên lên chùa để nhờ sư thầy hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật về thờ cho phù hợp với quan niệm của gia chung. Tượng thờ có thể bằng gỗ, bằng sứ, bằng đồng hoặc bằng đá.
Những điều kiêng kỵ khi thờ Phật tại gia
Ngày nay, việc thờ Phật trong nhà không chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà cả những người thành tâm hướng phật, mong muốn một cuộc sống an bình. Nhiều gia đình đặt bàn thờ Phật tại nhà để tỏ lòng tôn kính đức Phật cần chú ý những điều cấm kỵ sau để tránh mang tội bất kính.
Điều kiêng kỵ đầu tiên khi thỉnh Phật là mua tượng Phật một cách tùy tiện, tự do. Trong gia đình chỉ nên thờ tối đa ba đức Phật và cần được sắp xếp theo đúng thứ tự trên bàn thờ. Nếu thờ Tam Thế Phật thì phải sắp chung một bàn, đặt ngay thẳng, ngang hàng đồng bậc.
Điều kiêng kỵ thứ hai là khi rước tượng Phật về không làm lễ khai quang. Điều này thể hiện tượng Phật như một món đồ mua về nhà, đây là điều đại bất kính. Vì vậy khi muốn thờ tượng Phật thì cần chọn ngày tốt, hướng tốt nhờ người làm lễ khai quang để tỏ lòng thành thỉnh Phật về nhà.
Điều kiêng kỵ thứ ba là đặt tượng Phật trong phòng ngủ. Đây là nơi tối kỵ cho việc đặt tượng Phật. Nơi đặt tượng Phật phải là nơi tôn nghiêm nhất, thành kính nhất và thời điểm đặt phải thích hợp nhất.
Điều kiêng kỵ thứ tư là không thay đồ cúng hàng ngày. Ban cúng có thể tùy theo hoàn cảnh của gia chủ nhưng vật cúng trên bàn thờ phải thay đổi hàng ngày, thể hiện lòng thành, sự tôn kính đối với đức Phật. Việc lau tượng chỉ cần tiến hành khi thấy tượng Phật bị khói bụi bám vào, không nhất thiết phải tiến hành mỗi ngày. Khi lau tượng cần dùng một chiếc khăn sạch sẽ, mới tinh lau tôn tượng theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.
Điều kiêng kỵ thứ năm là ném tượng Phật đi hoặc bỏ vào một góc, kể cả quá cũ. Nếu tượng Phật đã quá cũ hoặc có nhu cầu thay thế, gia chủ cần mua tượng Phật mới để thay thế và mang tượng Phật cũ lên chùa.
Điều kiêng kỵ thứ sáu là khi tượng Phật bị vỡ thì tùy tiện quét hoặc vứt mảnh vỡ. Nếu gặp trường hợp này, gia chủ cần dùng giấy vàng gói các mảnh vỡ lại và đốt dưới nắng vào ngày mùng 1 nhằm tiễn Phật quy vị.
Điều kiêng kỵ thứ bảy là bài trí tượng Phật lộn xộn. Tượng Phật cần đặt ở giữa, ban thờ ông bà tổ tiên nên đặt một bên. Bàn thờ Phật phải đặt ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường, hướng quay ra cửa chính, ở vị trí cao nhất hoặc chính giữa do Phật là bậc Viên Giác của chúng sinh.
Điều kiêng kỵ thứ tám là việc xức hay ướp các loại hương hoa, nước hoa lên tượng Phật. Nhiều người để tỏ lòng thành đã xức nước hoa hoặc đặt các sản phẩm như túi thơm lên bàn thờ Phật. Điều này là không nên do nước hoa hay túi thơm đều là các sản phẩm đặc thù tạo ra sự kết dính, trói buộc, mê đắm của thế tục phàm trần. Nên nhớ mùi thơm bất tịnh.
Điều kiêng kỵ thứ chín là việc thờ thần, thánh chung với thờ Phật. Gia chủ khi thờ thần, thánh không được thờ Phật hoặc ngược lại.
Điều kiêng kỵ thứ mười là thờ phật với mưu cầu danh lợi, giàu sang phú quý. Đạo Phật luôn hướng con người ta tới cái chân, thiện, mỹ. Phật luôn dạy chúng sinh vạn vật đều có nhân có quả. Chính vì vậy nếu thờ Phật với mưu cầu danh lợi sẽ sinh ra tà nghiệp. Điều quan trọng khi thờ Phật là phải biết nhận ra sai trái, sám hối, thường xuyên hướng thiện, tránh gây ác nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Ninh Bình Stone về cách lựa chọn tượng Phật thờ tại gia với hy vọng có thể giúp quý khách sớm tìm thấy đức Phật phù hợp với nguyện ước của mình để thờ tại gia. Suy cho cùng, dù thỉnh tượng Tam Thế Phật, tượng Phật A Di Đà, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay thờ đức phật nào khác chăng nữa thì việc tâm hướng thiện, làm điều lành, tránh điều dữ, phổ độ chúng sinh vẫn là quan trọng nhất vì Phật tại tâm.
Nên mua tượng Phật đẹp ở đâu?
Hiện nay tượng Phật được bán tại nhiều cơ sở giúp quý khách hàng dễ dàng tìm kiếm được bức tượng phù hợp cho gia đình mình. Tuy nhiên để đảm bảo hết giá trị thẩm mỹ và sự chất lượng, quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm có được trong lĩnh vực chế tác tượng Phật bằng đá, Ninh Bình Stone hiện đang là nhà cung cấp các sản phẩm tượng đá đẹp cho các khu tâm linh như nhà thờ họ, đền chùa, miếu mạo, các khu lăng mộ đá,…
Khi cần biết thêm thông tin chi tiết về từng loại sản phẩm, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Hotline Tư vấn : 0978 935 935