Nghê đá cổ là một linh vật linh thiêng tại các ngôi đình, ngôi đền tại Việt Nam. Trước cổng lăng mộ đền thờ điện thờ ở các đình chùa, đền miếu, chó đá được chạm khắc trang trí với những chi tiết đường bệ, oai vệ nhưng rất gần gũi. Lâu dần nó trở thành vật linh nên được gọi là con nghê.
Nghê đá cổ
Theo Wikipedia Bách Khoa toàn thư mở đưa ra giả thuyết hình thành như sau :
Trong đời sống của người dân Việt cổ, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Chó đã có mặt rất nhiều trong các câu ca dao, thành ngữ. Chó là người bạn với người đàn ông trong các cuộc đi săn, là người đày tớ trung thành trong việc giữ nhà. Trong đời sống tinh thần, ông cha xưa cần một linh vật để trấn yểm, chống lại các thế lực hắc ám như tà ma ác quỷ. Chó đá được dựng lên là vì thế. Từ hình ảnh một con vật có thật (chó), qua sáng tạo và sự thổi hồn nó trở thành một con vật thiêng mà gần gũi: Ngao đá- Nghê đá cổ…
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn số 352/MTNATL về việc giới thiệu các mẫu linh vật của Việt Nam tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Thanh tra văn hóa.
Kèm theo công văn là tập tư liệu hình ảnh một số mẫu tượng linh vật hiện được sử dụng tại các di tích và được lưu giữ tại một số bảo tàng. Theo đó, con sấu, sư tử đá, con nghê là các linh vật phổ biến trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Việc giới thiệu các mẫu tượng linh vật này nhằm hạn chế việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Đại diện Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã thu thập tư liệu ảnh từ các nguồn khác nhau; bước đầu tập hợp thành một bộ mẫu tượng tượng linh vật của Việt Nam hiện đang sử dụng tại các tỉnh/thành trong cả nước.Những hình ảnh tư liệu linh vật được nhiều nhà nghiên cứu, người quan tâm chia sẻ thông tin gửi về cục. Trong thời gian tới Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ cập nhật và đăng tải trên website của cục (tại địa chỉ: ape.gov.vn) để mọi người có thể truy cập và tham khảo nguồn tư liệu này.
Trước đó, ngày 8/8, Thể thao và Du lịch đã chính thức có công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL gửi các Ban, Bộ, ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, các cơ quan đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Công văn này được đưa ra khi nhiều địa phương tiến hành trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá, nghê đá cổ) không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, cơ quan gây phản cảm.
Phó giáo sư-tiến sỹ Tống Trung Tín (Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho biết, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ có hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. “Khi du nhập theo kiểu ‘sao y bản chính’ vào Việt Nam, những con sư tử đá này ngang nhiên ‘chễm chệ’ ở lối ra vào các đình, chùa, công sở và một số nhà dân với ý nghĩa giúp phát tài phát lộc. Theo tôi, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do sự thiếu hiểu biết của những người sử dụng,” ông Tín nói.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, ở Việt Nam, sư tử đá là những con sư tử dạng cách điệu. Chúng được chạm hết sức công phu, trau chuốt với những đường nét mềm mại, mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống hổ hoặc lân; biểu hiện rất rõ sức mạnh phi phàm nhưng vẫn giữ được dáng vẻ vẫn hết sức gần gũi, bao dung.
Có cùng quan điểm trên, tiến sỹ Đinh Hồng Hải (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) bày tỏ, sự thiếu hiểu biết của người Việt Nam đã khiến cho biểu tượng con Nghê (một linh vật tồn tại liên tục trong suốt dòng chảy văn hóa Việt hàng nghìn năm qua) đang bị “thất thế” trước một biểu tượng ngoại nhập, lai căng – sư tử đá được tạo hình theo kiểu sư tử đá Trung Quốc.
“Hình tượng con Nghê hiện hữu trên các kiến trúc cung đình thời Lý-Trần, đình chùa thời Lê và trên ban thờ của nhiều gia đình Việt Nam… Đó là một hiện vật ‘sống’ trong đời sống tinh thần của người Việt,” tiến sỹ Hải cho biết.
Một số hình ảnh tượng linh vật của Việt Nam hiện đang được sử dụng tại các địa phương (Nguồn ảnh: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm).
Sau khi nhận được công văn của Sở Văn Hóa – một số ngôi đền, đình, chùa … đã loại bỏ những sản phẩm ngoại lai, Nghê đá cổ chính thức được thay thế và đưa vào đình, chùa linh vật linh thiêng…
Hình ảnh con nghê đá cổ Việt Nam xuất hiện tại đình làng Trạch Xá
Chiều 6/2, tại làng nghề Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), doanh nghiệp tư nhân May mặc Cao Minh đã cung tiến đôi linh vật nghê Việt để thay thế cho đôi sư tử đá ngoại lai hiện đang án ngữ trước di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá. Đây là việc làm thiết thực, góp phần hưởng ứng công văn 2662 của Bộ VHTT&DL về việc khuyến cáo loại bỏ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời là bước đầu của việc triển khai dự án Bảo tồn nghề may đo thủ công tại làng nghề Trạch Xá.
Được biết, cặp sư tử đá ngoại lai có kiểu dáng Trung Quốc được một người dân trong làng cúng tiến từ năm 2003. Cụ Lê Quý Đôn, Trưởng ban tổ chức phục dựng nhà thờ Tổ nghề may làng Trạch Xá cho biết: “Khi tiếp nhận hiện vật này, chúng tôi nghĩ đơn giản mang về để trang trí cho cửa đình được khang trang, đẹp đẽ. Nhưng khi nhận được công văn của xã cuối năm ngoái cho biết sư tử này có gốc gác Trung Quốc, yêu cầu di dời, chúng tôi rất lo lắng. Tuổi già, sức yếu, cũng không biết khiêng đôi sư tử này đi đâu. Việc công ty Cao Minh xin di dời, đồng thời dâng đôi nghê mới, dân làng rất phấn khởi”.
Đôi nghê đá cổ Việt Nam được chế tác bởi các nghệ nhân của xưởng điêu khắc đá Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu đá mỹ nghệ Ninh Bình lấy nguyên mẫu từ tượng nghê ở đền Vua Lê Thánh Tông (Thọ Xuân, Thanh Hóa), thế kỷ 17, vốn được tạo tác bằng gỗ, phủ sơn, cao 118cm, mang dáng hình con chó, còn gọi là “khuyển nghê”. Việc phục dựng mẫu nghê này khẳng định nỗ lực tìm lại chỗ đứng cho linh vật thuần Việt trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc của nhiều nhà điêu khắc, các nhà nghiên cứu, góp phần đưa công chúng đến gần hơn với hình tượng linh vật thuần Việt.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên đánh giá rất cao việc triển khai công văn 2662 đến các cộng đồng trong dân cư ở các tỉnh, thành phố. Bà Liên khẳng định: “Bà con, cộng đồng dân cư và một số tổ chức xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa công tác bảo tồn văn hóa. Đặc biệt là các di sản văn hóa đã xếp hạng. Việc tổ chức di chuyển các linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục hôm nay, chúng tôi cho đây là biểu hiện nhận thức, cũng như là từ nhận thức đến hành động và được tổ chức một cách đầy đủ. Bà con tự di chuyển và việc di chuyển này là tự nguyện”.
Bà Liên cũng cho rằng việc bà con tự nguyện công đức công sức và vật lực của mình di chuyển những linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam tại di tích này là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện sự đồng thuận sức lực và tiền của của bà con. Đây cũng là thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của Việt Nam.
Giá nghê đá cổ
Quý khách hàng muốn nhận báo giá nghê đá cổ phong thủy, xin vui lòng chọn mẫu trên website: Ninh Bình Stone cùng kích thước và chất liệu đá để chúng tôi báo giá nhanh và chính xác nhất. Nếu quý khách đang phân vân trong việc lựa chọn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0978 935 935 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/ninhbinhstone để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Địa chỉ bán nghê đá cổ uy tín chất lượng
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đá mỹ nghệ Ninh Bình là đơn vị chuyên chế tác, cung cấp nghê đá cổ và các sản phẩm làm từ đá mỹ nghệ khác như mộ đá, lăng mộ đá, đồ thờ bằng đá… Với đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao cùng sự tâm huyết với nghề, các sản phẩm do NBStone sản xuất luôn đảm bảo được yếu tố chất lượng, giá cả hợp lí. Chúng tôi nhận đặt hàng và vận chuyển lắp đặt trên toàn quốc.
– Ninh Bình Stone –
Xem thêm: