Trong tháng 3 âm lịch hàng năm đều có một ngày rất quan trọng đối với văn hóa tâm linh của người Việt, đó chính là Tết Thanh Minh và lễ tảo mộ. Bài viết dưới đây chia sẻ bài văn khấn tiết Thanh Minh chuẩn nhất, NBStone mời bạn đọc tham khảo.

Văn khấn Tết Thanh Minh tại mộ chuẩn nhất 2020 :

Theo quan niệm dân gian, một năm có 24 tiết khí, trong đó tiết Thanh Minh (hay còn gọi là Tết Thanh Minh) là tiết khí thứ 5. Thanh Minh theo tiếng Hán Việt có nghĩa là trời trong sáng, quang quẻ, vì thế tiết Thanh Minh là khoảng thời gian thời tiết chuyển dần từ nồm ẩm sang mát mẻ, sạch sẽ, không còn những cơn mưa phùn ẩm ướt.

Tết Thanh Minh năm 2020 vào ngày nào?

Tết Thanh Minh năm nay diễn ra vào ngày 1/3 âm lịch, tức ngày 5/4 dương lịch năm 2020. Vào ngày này, các gia đình sẽ ghé thăm phần mộ tổ tiên, quét dọn mồ mả, làm cỏ, sửa sang mộ phần, thắp hương, dâng lễ thành kính tưởng nhớ ông bà, tổ tiên đã khuất. Đây được gọi là lễ tảo mộ, một phong tục khá quan trọng trong tâm thức người Việt.

Sắm lễ Tết Thanh Minh, tảo mộ như thế nào?

Sắm lễ tảo mộ Thanh Minh thường có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả. Ngoài ra tùy theo điều kiện từng gia đình có thể chuẩn bị thêm những thứ khác theo sở thích.

Khi đến nghĩa trang, gia chủ chớ vội làm lễ ở phần mộ tổ tiên gia đình mình mà phải đặt lễ vào chỗ thờ chung và thắp nhang khấn các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực có mộ phần trước.

Văn khấn Tết Thanh Minh tại mộ chuẩn nhất

Trong lễ tảo mộ, các gia đình không chỉ sửa sang, quét dọn, dâng lễ lên phần mộ của ông bà tổ tiên mà còn cần kính cẩn làm lễ báo cáo với các vị thổ địa, thần linh cai quản nghĩa trang. Vậy nên có hai bài văn khấn gia chủ cần lưu ý, một là bài văn khấn Âm phần long mạch, kính cáo với thần linh cai quản khu vực đặt phần mộ tổ tiền và một bài khấn vong linh tiên tổ của gia đình mình.

Văn khấn Âm phần long mạch, sơn thần thổ phủ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Đinh Dậu (đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn vong linh tiên tổ tại mộ phần

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hương linh………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo…)

Hôm nay là ngày. . ………….

Nhân tiết:……………………..

Tín chủ (chúng) con ……….

Ngụ tại:………………………

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh…….. Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Lễ tạ mộ là gì?
Lễ tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt ý nghĩa nuôi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các bậc tiền nhân, các vị thần linh để mang lại sự bình yên, thịnh vượng cho người nơi dương thế.

Lễ tạ mộ có thể thực hiện tại gia, tạ mộ ngoài đồng, tạ mộ tại khu lăng mộ dòng họ, tạ mộ tại ban phật và có nghi lễ, văn khấn tạ mộ và sắm lễ tạ mộ khác nhau tùy theo lễ tạ mộ.

Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt

Phong tục của người Việt có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:

  1. Lễ tạ mộ cuối năm
    Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)
    Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong
    Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có các đặc trưng.
    Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.
    Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ)
    Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ
    Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
    Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
    Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc
    Cách sắm lễ cúng tạ mộ dịp Thanh Minh cuối năm
    Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Vậy lễ tạ mộ thanh minh cần những gì?
  2. Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:
    Hương thơm
    Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông
    Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp
    Trái cây: 1 mâm to
    Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)
    Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái
    10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)
    2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ
  3. Phần mã thì có:
  4. 1 cây vàng hoa đỏ
    5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
    Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
    Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:
  5. 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
    1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
    1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
    1 đĩa có 1 đinh xu tiền
    Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.