Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Vào ngày này, các gia đình thường bày biện mâm lễ để tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ Rằm tháng 7 là ngày gì? 

Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Rằm tháng 7 ngày xá tội vong nhân

Rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa

1. Nguồn gốc ý nghĩa rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch. Đây là ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau được lan rộng ra các nước khác ở châu Á. 

Thời cổ đại, việc cúng Rằm tháng 7 là ngày lễ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).

Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng,… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng. 

Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày Rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình. 

Tại Việt Nam, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 ở chùa trước rồi mới đến cúng tại gia. Lễ cúng này thường được tổ chức vào ban ngày, tránh tổ chức vào chiều tối hoặc ban đêm, khi mặt trời lặn. 

Ngày Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực” (tặng thức ăn). Vì vậy, dân gian hay gọi nôm na tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”. 

Theo dân gian đây là tháng không may mắn và có những điều cần kiêng kỵ để tránh gặp xui xẻo. Tuy nhiên, đây cũng là tháng mà các nhà kinh doanh bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán. 

Rằm tháng 7 còn là ngày báo hiếu cha mẹ mà trong Phật giáo gọi là ngày Vu Lan. Đây là ngày lễ để con cái hướng về cha mẹ, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, tìm về cội nguồn yêu thương.

2. Nguồn gốc ý nghĩa ngày xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân là gì?

Ở nước ta, từ lâu, tháng 7 Âm lịch thường gắn liền với lễ Vu lan, được biết đến là ngày con cháu báo hiếu, đền đáp ân nghĩa sâu dày của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Còn trong tín ngưỡng tâm linh trong dân gian, ngày rằm tháng 7 được coi là ngày xá tội vong nhân. 

Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch hằng năm là khoảng thời gian cánh cửa Âm phủ mở ra, ân xá cho vong nhân, là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Chính vì vậy nên tháng này thường có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều tối) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để chúng không bị đói, không quậy phá người đang sống.

Ngày Xá tội vong nhân là ngày lễ diễn ra vào rằm tháng 7 (âm lịch), trùng với lễ Vu Lan báo hiếu. Theo dân gian, đây là ngày Cổng ma được mở để các linh hồn có thể tự do đi lại trên trần gian. Nhiều người trong số họ là những linh hồn lang thang, vất vưởng vì không còn người thân. 

Vì sợ bị quấy nhiễu, người phàm phải cúng dường bánh kẹo, gạo muối, cháo, quần áo, … với hy vọng những linh hồn đó sẽ được siêu thoát. Vì vậy, ngày này được đặt tên là Ngày chuộc tội người chết, hay còn được gọi với cái tên khác là “lễ cúng cô hồn”.

Nguồn gốc ý nghĩa lễ xá tội vong nhân

Ngày Xá tội vong nhân hay cúng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà với một con quỷ miệng lửa. Vào một tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng 3 ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. 

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ, đồng thời cũng giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể siêu thoát. 

Tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ câu chuyện trên, về sau được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).

Ý nghĩa ngày xá tội vong nhân

Ngày Xá tội vong nhân đã trở thành một nghi thức truyền thống của gia đình Việt. Vào ngày này, gia chủ cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối,… để bố thí cho các cô hồn không có người thân để thờ cúng. 

Ngoài việc cho các linh hồn ăn trước khi trở lại Địa ngục, người dân còn tổ chức các nghi lễ cầu duyên để ban phước cho những linh hồn tội lỗi có cơ hội được giải thoát, xóa bỏ mọi lỗi lầm và sớm được siêu sinh. 

Ngày này còn thể hiện lòng nhân ái, cứu khổ, cứu nạn và đề cao những giá trị văn hóa của người Việt. 

3. Rằm tháng 7 2022 là ngày nào?

Năm nay, ngày rằm tháng 7 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 năm 2022 Dương lịch. Như vậy, cúng rằm tháng 7 năm 2022 sẽ được diễn ra từ ngày mùng 2 đến 14 tháng 7 Âm lịch, tức từ thứ hai, ngày 30 tháng 7 năm 2022 đến thứ bảy, ngày 11 tháng 8 năm 2022 Dương lịch.

4. Cúng rằm tháng 7 2022 ngày nào đẹp

Theo lịch Vạn Niên năm Nhâm Dần, trong tháng 07 âm lịch có 5 ngày tốt để làm lễ cúng rằm đó là: 4/7, 6/7, 10/7, 11/7, 13/7

Đối với giờ làm lễ thì cúng thần Phật, tổ tiên thì làm lễ cúng ban ngày, cúng cô hồn, chúng sinh thì làm vào buổi chiều. Một số giờ đẹp làm lễ cúng rằm tháng 7 bạn nên tham khảo: 

Giờ đẹp cúng Thần Phật gia tiên:

  • 4/7 âm lịch: 7:00 – 9:00, 9:00 – 11:00
  • 6/7 âm lịch: 5:00 – 7:00, 11:00 – 13:00
  • 10/7 âm lịch: 7:00 – 9:00, 9:00 – 13:00
  • 11/7 âm lịch: 7:00 – 9:00, 11:00 – 13:00, 13:00 – 15:00
  • 13/7 âm lịch: 9:00 – 11:00

Giờ đẹp cúng vong chúng sinh: 

  • 4/7 âm lịch: 15:00 – 17:00
  • 6/7 âm lịch: 15: 00 – 17:00
  • 10/7 âm lịch: 17:00 – 19:00
  • 13/7 âm lịch: 13:00 – 17:00, 19:00 – 21:00

5. Mâm cúng rằm tháng 7

Mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ thường có mâm cúng thần linh, gia tiên và mâm cúng chúng sinh. Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả… 

  • Mâm cúng thần linh sẽ có gà trống nguyên con và xôi hoặc bánh chưng đã bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Bên cạnh phải có rượu, chè, hoa quả, trái cây. 
  • Mâm cúng gia tiên thì là một mâm cơm như cúng bình thường tùy vào hoàn cảnh người đang sống, món chay hay mặn đều được.
  • Mâm cúng chúng sinh thì phải có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Lễ cúng chúng sinh sẽ được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Chủ nhà sẽ đọc văn khấn hoặc bài cúng theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

6. Ngày rằm tháng 7 nên và không nên làm gì để gặp may mắn

Tháng 7 được xem là tháng mở cửa địa ngục và năng lượng mạnh nhất sẽ rơi vào ngày 15 âm lịch. Vì thế, người ta thường kiêng 1 số việc để cầu may mắn, bình an.

Xem thêm: Tháng cô hồn là gì? những điều kiêng kỵ để tránh gặp xui xẻo trong tháng cô hồn 2022

Một số việc quan trọng trong dân gian còn được truyền miệng đến ngày nay, vào rằm tháng 7 bạn nên và không nên làm những việc sau:

Rằm tháng 7 nên làm gì?

  • Thăm mộ hoặc dâng lễ cúng người thân đã mất tại chùa chiền hoặc nghĩa trang
  • Chuẩn bị mâm cơm chay để lọc sạch tà khí, tạp niệm cùng sân si
  • Cúng chúng sinh xong, đem nắm gạo, muối rắc ra bên ngoài đường để tiễn cô hồn, xua đi âm khí
  • Nên hạn chế sát sinh các con vật, không ăn thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn trong tháng 7 âm này.
  • Nên làm phúc trong ngày này, sẽ được thần thánh bảo hộ và mang lại phúc đức cho gia chủ.
  • Nên chăm chỉ đọc kinh hoặc niệm phật, tuỳ theo đức tin và tôn giáo.
  • Nên chú ý cư xử nhã nhặn, vui vẻ với gia đình, bạn bè, đối tác.
  • Nên tránh xa các cuộc xung đột. 
  • Nên giúp đỡ, cứu người khi gặp nạn. 
  • Nên đi chùa chiền, nhà thờ cầu xin sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu… để mang lại sự an yên trong tâm hồn.

Rằm tháng 7 không nên làm gì?

  • Tránh cất nóc, động thổ, sửa nhà, nhập trạch vì theo phong thuỷ, nếu làm những việc này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới gia chủ
  • Không ký kế hợp đồng lớn
  • Hạn chế đi xa, tránh di chuyển bằng xe cộ, tàu bè
  • Tránh cúng đồ giả trên mâm lễ vì dễ khiến phúc khí tiêu tan
  • Kiêng không được sát sinh
  • Không thức quá khuya
  • Tuyệt đối không đứng ở những góc tối , đặc biệt là cây đa, cây si
  • Tránh nhặt tiền rơi bên đường

Hy vọng bài viết này của Ninh Bình Stone đã giúp bạn hiểu rõ hơn ngày Rằm tháng 7 là ngày gì cũng như biết thêm thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 và ngày Xá tội vong nhân.