Theo quan niệm của người xưa, gia tiên có mồ yên mả đẹp sẽ giúp con cháu được khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc xây một ngôi mộ đẹp, đơn giản cũng như xây một ngôi nhà đẹp cho người dương, nó thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất. Bên cạnh đó, tiền nhân có mộ đẹp sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho hậu thế. Hãy cùng Ninh Bình Stone tìm hiểu kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy để tránh bị phạm.

Thời gian xây mộ tốt nhất trong năm

Theo truyền thống của người phương Đông, trong trường hợp người mất được gia đình chôn cất (địa táng) tại nghĩa trang, sau khoảng 3 năm, người nhà sẽ thực hiện cải táng và xây mộ cho người đã khuất. Do đó thời gian xây mộ thường được thực hiện ngay sau khi cải táng cho người đã khuất.

Đặc điểm của nước ta có khí hậu nóng ẩm vào mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Mặt khác, khí hậu mùa hè không thích hợp cho việc cải táng. Thời tiết nóng, mưa nhiều không thích hợp cho việc cải táng nói riêng và xây dựng, sửa chữa nói chung. Do đó khi xem tuổi xây sửa mộ, người ta thường tránh ngày trong các tháng mùa hè. 

Ở Việt Nam, tùy từng địa phương khác nhau, vị trí địa lý khác nhau sẽ có thời điểm xây, sửa mộ khác nhau. Theo kinh nghiệm xây mộ dân gian truyền lại,thời gian xây mộ đối với miền Bắc nên vào cuối năm, nhưng với miền Trung lại thường được tiến hành vào đầu năm, đối với miền Nam thì ngày xây, sửa mộ có thể được tiến hành vào đầu năm hoặc cuối năm.

Thời điểm nên xây mộ phần là vào cuối năm
Thời điểm nên xây mộ phần là vào cuối năm

Tựu chung lại, gia chủ cần lưu ý theo kinh nghiệm xây mộ, xây lăng mộ thì thời gian thích hợp nhất để xây mộ trong năm vào hai thời điểm:

  • Từ tiết cuối thu cho tới trước tiết Đông chí (từ khoảng 23/9 đến 22/12 dương lịch hàng năm) là thời điểm thời tiết hanh khô, ít mưa, quá trình làm lễ động thổ xây mộ sẽ trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy, thời điểm cuối năm là đại cát đại lợi cho các gia đình nếu tiến hành xây mộ mới.
  • Từ tiết Kinh Trập tới tiết Thanh Minh (khoảng 05/3 đến 05/4 dương lịch hàng năm) là thời điểm vào xuân, thời gian nông nhàn nên các gia đình thường tiến hành sửa sang mộ tổ tiên do con cháu trong nhà đầy đủ, có thể tập trung xây mộ, việc khởi công xây dựng cũng được sự chứng kiến của đầy đủ con cháu trong gia tộc.
Bản thiết kế khu lăng mộ phong thủy tại Song Giang, Lạng Sơn
Bản thiết kế khu lăng mộ phong thủy tại Song Giang, Lạng Sơn

Xem tuổi xây mộ thế nào cho đúng?

Việc xem tuổi để xây mộ cực kỳ quan trọng  đối với những người có hiểu biết về thuật phong thủy nói riêng và các gia đình Việt Nam nói chung, nếu như việc xe tuổi tiến hành không đúng thì hậu quả dòng tộc, gia đình sau này phải gánh chịu là vô cùng lớn và không thể lường trước được. 

Cần lưu ý rằng, việc xem tuổi xây mộ được tính theo “tuổi mụ”, tức là lấy năm xây mộ trừ đi năm sinh rồi cộng thêm 1.

Các tuổi kiêng kỵ không nên dùng khi xem tuổi xây mộ

Dùng lục thập hoa giáp để xem tuổi xây mộ cho phù hợp 
Dùng lục thập hoa giáp để xem tuổi xây mộ cho phù hợp 

Theo Lục thập hoa giáp, việc tính tuổi xây mộ cần căn cứ vào thiên can, địa chi của người được xem tuổi có phù hợp với năm tiến hành xây mộ hay không.

Trong một vòng lục thập hoa giáp, những tuổi không phù hợp với năm xây mộ là những tuổi có thiên can, địa chi của năm dự định xây mộ cộng với bội số của 9. Như vậy, mỗi năm được xem để xây mộ sẽ kiêng kỵ với 6 tuổi có thiên can, địa chi khác nhau.

Xây mộ cần xem tuổi ai?

Hiện nay có hai ý kiến chủ yếu về việc xem tuổi xây mộ, đó là dựa trên tuổi người đã khuất và dựa vào tuổi con trưởng hay trưởng họ. 

Thông thường, việc chọn tuổi để xây mộ của dòng họ sẽ chọn theo tuổi của trưởng họ, trưởng tộc, trưởng chi; việc xem tuổi để xây mộ gia tiên trong gia đình sẽ chọn theo tuổi của con trai trưởng. Trường hợp không có con trai thì việc xem tuổi xây mộ sẽ dựa vào tuổi của con rể hoặc con gái trưởng. Tuổi của người đã khuất sẽ được xem để chọn ra hướng xây dựng mộ đẹp, kết hợp được mệnh trạch và mệnh cung trong bát trạch phong thủy, đem lại tài lộc cho con cháu.

Việc xem tuổi sửa mộ phải tiến hành nghiên cứu thiên can, địa chi rồi kết hợp với nhị thập bát tú để chọn, tuy nhiên việc này đòi hỏi người xem phải có kiến thức rộng, nghiên cứu chuyên sâu, khả năng phân tích và tổng hợp về phong thủy, kinh dịch. Việc xem tuổi sửa mộ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cần kết hợp nhiều cách, để chọn cho mình năm thuận lợi nhất tiến hành sửa mộ, để mang lại may mắn và tránh những điều không hay.  

Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy của Ninh Bình Stone

Đối với một ngôi mộ vừa chôn, xây mộ đơn giản là tốt nhất, mộ nên đắp bằng đất và cỏ xanh sẽ dễ dàng cho việc phân hủy xác người chết. 

Đối với những ngôi mộ được cải táng, khi tiến hành xây, sửa, cần chú ý những điểm sau:

  • Kiểm tra mộ: Trước khi xây mộ cần thực hiện kiểm tra mộ để xem xét những dấu hiệu nên hoặc không nên tiến hành xây sửa mộ. 
  • Chọn thời điểm xây sửa mộ: theo kinh nghiệm xây mộ của các kỹ sư Ninh Bình Stone, thời điểm xây mộ thường ngay sau thời điểm cải táng và thông thường được căn cứ vào thời gian chôn cất và dựa vào tình trạng của ngôi mộ.
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy

Một trong những kinh nghiệm xây mộ là dựa vào thế đất và tiền sử của người đã khuất. Nếu vùng đất chôn người đã khuất khô, yếm khí hoặc lúc sinh thời người đã khuất sử dụng nhiều loại thuốc tây y, hóa chất thì thời gian tiêu của người đã khuất cũng lâu hơn người bình thường, do đó thời gian cải táng cũng cần lùi lại thậm chí đến vài năm.

  • Tìm vị trí đặt mộ: Vị trí đặt mộ nên là vị trí hội tụ các yếu tố phong thủy tốt của một ngôi mộ như hướng tốt, yếu tố sơn, thủy…. Đây còn gọi là nơi đặt huyệt cát. Kinh nghiệm xây mộ của dân gian có niềm tin rằng đặt mộ vào những nơi cát lành thì hậu duệ sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi, thăng quan tiến chức. 
  • Chọn ngày xây mộ: Đối với âm trạch thì vấn đề xem tuổi, ngày, giờ, vị trí, kiến trúc, phong thủy nói chung và việc xem ngày bốc mộ hay chọn ngày xây cất mộ hợp phong thủy nói riêng là những vấn đề quan trọng, có tác động và sức ảnh hưởng lớn. Trước mắt, nó góp phần trong việc hoàn thiện công trình, ngôi mộ hay xa hơn là vận mệnh của cả một gia đình, gia tộc.
  • Trước và sau khi tiến hành xây mộ, không thể thiếu việc cúng, lễ, trước là để báo và xin phép các vị thần linh, thổ địa và người đã khuất được biết, sau là lễ tạ. Khi tiến hành cúng, lễ cần có văn khấn và sắm lễ chuyển mộ đầy đủ.

Lưu ý không chộn mộ ở những nơi có đất xấu

Đất chôn mộ cực kỳ quan trọng với người đã mất, bạn cần phải lưu ngay những lưu ý sau:

  • không chôn mộ ở nơi có nước đọng lại, không lưu thông, không bị cắt đứt. Mộ phải được đặt nơi có long mạch chảy tốt nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con cháu như con cháu bị thận, đau lương, nghiêm trọng hơn là những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi tối đường.
  • Không chôn mộ gần các rễ cây lớn vì cây phát triển thì rễ cây sẽ đâm vào hài cốt, con cháu sẽ bị động, hay đau ốm liên miên
  • Không chôn người mất ở những nơi công cộng, khu vui chơi, khu công nghiệp vì phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hay đau ốm, học hành sa sút
  • Không đóng đinh, sắt thép vào quan tài, cũng không được để người mất còn dính đến xương thú hay kim khí. Phải cắt bỏ hết nếu không ảnh hưởng thần kinh của con cháy
  • Nếu xây mộ bằng bê tông cốt thép mà bị kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục khí bắt đầu thối rứa sẽ phát sinh ra nhiệt khiến con cháu bị bệnh
  • Không để đầu mộ dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu
  • Mộ đang kết khí, kết thuỷ, kết mối mà con cháu tự bốc mộ dời đi sẽ cực kỳ nghiêm trọng, con cháy suy sụp, chết không rõ nguyên do
  • Do không biết mà chôn nhầm mộ vào chỗ đất trước đã có người chôn rồi hoặc xương thú như voi, trâu, bò, chó, gà… thì con cháu hay gặp bệnh nan ý và chết trùng tang liên táng (nhiều người chết liên tục trong 3 năm).
  • Kỵ nhất là huyệt mộ ở nơi nhiều đất đá, có nhiều rác rưởi hay nước bị ô nhiễm trầm trọng

Kinh nghiệm chọn đất tốt chôn mộ

Dấu hiệu nhận biết đất tốt chôn mộ chuẩn như sau:

  • Nhập thủ đầy đặn: “nhập thủ” là nơi có long mạch tốt, nếu miếng đất hơi lồi như mang con rùa, có chút đầy đặn, cây cỏ tươi tốt thì đây là miếng đất hợp lý để đặt mộ
  • Màu sắc đất: nếu đất mịn có màu ngũ sắc hay màu hồng vàng, màu son đậm
  • Đồi đất và dòng nước bao quanh: huyệt mộ nằm trong thế đất này được xem là huyệt quý. 

Lưu ý:

  • Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên qua hai nên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Còn nếu dùng thì phải trấn yểm bình yên. Thêm nữa, đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ, tốt nhất là chọn huyệt nơi yên tĩnh cách xa với khu vực đường hay đi lại. 
  • Xây mộ ở núi non thì cần xem xét huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có núi cao che chắn, phía trước là sông biển.

Để biết chính xác, tốt nhất là nên nhờ thầy phong thuỷ có tâm, có tài về xem trước khi chôn cất hay cải táng. Tuyệt đối không tự ý tiến hành sẽ gặp hậu quả khó lường. 

Mách bạn đơn vị xây mộ, xem phong thuỷ mộ cực chuẩn, nổi tiếng với gần 10 năm kinh nghiệm: liên hệ ngay đến số hotline 0978935935 – 0971532299 – 0945112266 (liên hệ sớm để đặt lịch trước).

Kích thước xây mộ theo phong thủy

Khi tiến hành xây sửa mộ, hầu hết mọi gia đình đều rất quan tâm tới vấn đề phong thủy sao cho hợp lý nhất, góp phần gia tăng sự hưng thịnh cho gia tộc hoặc ít nhất là tránh những điều xấu. Một trong những công cụ để đo kích thước xây mộ chuẩn phong thủy là sử dụng thước Lỗ Ban. 

  • Đối với âm phần, người ta sử dụng thước Lỗ Ban 38,8cm để đo kích thước của ban thờ, tủ thờ,…

Thước Lỗ ban 38,8cm được chia làm 10 cung lớn, các cung có kích thước đẹp là cung Đinh, Vượng, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài, còn lại là các cung không có kích thước đẹp. Mỗi cung lớn dài 39mm, được chia ra làm 4 cung nhỏ dài 9,75mm.

Khi chọn kích thước xây mộ để chọn ra các kích thước như chiều rộng, dài và sâu của mộ, cần chọn kích thước đúng vào những cung có màu đỏ (cả cung to và cung nhỏ trên thước). Đây là những cung có kích thước đẹp. Tùy vào mục đích của người sử dụng mà chọn một trong những cung màu đỏ cho phù hợp.

Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy

Dưới đây là một vài loại kích thước mộ xây bằng đá chuẩn thước Lỗ Ban phong thủy mà Ninh Bình Stone áp dụng vào những ngôi mộ bằng đá của mình:

  • Đối với những ngôi mộ hình chữ nhật: tùy thuộc vào tình trạng mộ (mộ chôn lần đầu sau đó sẽ thực hiện cải táng hoặc địa táng nhưng không cải táng hoặc đã cải táng hay hỏa táng…) mà chọn kích thước cho phù hợp. Thông thường, kích thước của những ngôi mộ này sẽ thuộc một trong những kích thước sau đây: 69 x 107 cm, 81 x 127 cm, 89 x 133 cm, 89 x 147 cm, 107 x 167 cm, 107 x 173 cm, 107 x 195 cm, 127 x 217 cm, 127 x 232 cm.

Mẫu thiết kế mộ đá đẹp có kích thước 89 x 147 cm chuẩn theo thước Lỗ Ban phong thủy

  • Đối với mộ đá đôi: kích thước cân đối là chiều ngang (mặt tiền) thường lớn hơn hoặc bằng chiều dọc ngôi mộ, có thể thiết kế theo kích thước chuẩn thước Lỗ Ban phong thủy như sau: 147 x 147 cm; 167 x 127 cm; 167×167 cm; 179 x 179 cm; 197 x 167 cm; 217 x 167 cm.
  • Đối với những ngôi mộ đá tròn, kích thước quan trọng là đường kính của ngôi mộ. Các ngôi mộ tròn nên được xây dựng hoặc chế tác với đường kính là 81 cm, 107 cm, 117 cm, 127 cm, 167 cm. Những ngôi mộ lớn có thể xây với đường kính là 232 cm, 303 cm, 330 cm, 390 cm…
Công trình tâm linh lăng mộ đá tại Ninh Bình Stone
Công trình tâm linh lăng mộ đá tại Ninh Bình Stone

Thủ tục xây mộ

Để việc xây mộ diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần thực hiện một số thủ tục trước khi xây mộ. Điều đầu tiên là sắp lễ cúng dâng lên gia tiên, thắp nhang và đọc bài văn khấn xin xây mộ để gia tiên về an nhập và xin thần linh thổ địa được động thổ.

>>> Xem chi tiết: Những thủ tục xin phép bốc mộ cần biết – Kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ, cải táng

Kinh nghiệm chọn hướng đất xây mộ theo phong thủy

Xây mộ hướng nào cho phù hợp phong thủy là câu hỏi của rất nhiều gia đình. 

Khi xem hướng đặt mộ, cần phải chú ý đến các yếu tố Long, Hổ, Sa, Thủy. Những yếu tố này rất phức tạp, đòi hỏi người xem phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực phong thủy. Tựu chung lại, thông thường vị trí mộ tốt sẽ cần thỏa mãn các yếu tố sau:

  • Nơi long mạch nhập mộ đầy đặn, địa hình khu đất có phần nổi lên như mai rùa, cây cỏ tươi tốt. Đây là thế đất tốt, phát hậu, con cháu sẽ được hưởng phúc. Không nên chọn nơi đặt mộ có độ tơi xốp đất quá cao, không tốt cho hài cốt người đã mất. 
  • Chọn khu đất tốt dựa vào màu đất: Đất tốt ở vùng đồng bằng thường có màu vàng, tươi mịn, đào lên có 6-7 tầng đặc quánh. Với các khu vực khác nên chọn khu đất có màu hồng đậm, đỏ, hồng vàng hoặc màu vàng. Đây là các màu của mảnh đất màu mỡ, có thể xây mộ tốt.
  • Địa thế khu đất: nên chọn khu đất có đồi, núi bao quanh hoặc sau lưng là núi, phía trước có dòng nước uốn lượn xung quanh. Nếu chọn được khu đất này thì con cháu đời đời phú quý.
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy

Kinh nghiệm xây mộ tránh bị phạm trong phong thủy và những điều kiêng kỵ khi xây mộ

Không xây mộ chiếu góc nhọn vào Mộ đối diện hoặc ngược lại

Kể cả xây nhà hay xây mộ phần cho người đã khuất, việc bị chiếu góc nhọn vào là điều tối kỵ. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể tránh được trường hợp này thì lời khuyên cho các bạn là xây thêm bức cuốn thư (bình phong) hoặc ngay khi xây dựng ban đầu đã có ý thức thiết kế tổng thể khuôn viên hoặc có bức bình phong trong đó vì thực tế  kiểm nghiệm thấy nó có tác dụng hóa giải rất tốt cả về phần Âm và Dương. Trường hợp mộ có diện tích nhỏ vẫn có thể xây gắn lên phần mộ theo tỉ lệ phù hợp cũng sẽ khắc phục được phần nào.

Không xây tường bao cắt ngang thân mộ: mà cần phải xây tường ôm bao quanh cả phần Mộ mới đúng

Khuôn viên khu lăng mộ đơn giản và đẹp được thiết kế tại công ty Ninh Bình Stone

Không xây kín mặt trên mộ, nên để phần thông thiên rộng. Ngay từ bước thiết kế ngôi mộ nên để phần thông thiên rộng tối đa

Không xây nhiều Mộ thành một hàng cạnh nhau mà không có sự phân cách rõ ràng. Khi thiết kế xây dựng ban đầu cũng phải có ý thức mỗi người một Mộ riêng mới phù hợp. Ít nhất cũng nên dùng vạch sơn hoặc vật liệu khác ngăn cách (tuy nhiên đây chỉ là cách chữa cháy). 

Không nên sử dụng bê tông có cả cốt thép giằng xung quanh phần dưới đất và cả lớp bê tông cốt thép lót nền

Quan niệm tâm linh cho rằng, nếu đổ bê tông cốt thép cả phần dưới lẫn phần trên mộ thì chẳng khác gì việc nhốt các cụ trong song sắt nhà tù.

Nếu những trường hợp xây mộ lớn thì chỉ nên dùng bê tông không hoặc có cốt thép thì cũng chỉ dùng bên trên nếu thật cần thiết. Có thể sử dụng các vật liệu khác thay cho bê tông cốt thép như xây mộ bằng đá, gạch….

Không đổ bê tông kín phần sân xung quanh mộ trong trường hợp mộ còn khuôn viên rộng

Nếu như xung quanh ngôi Mộ còn phần khuôn viên thì không nên đổ bê tông vừa nóng lại khó thoát nước gây mọc rêu và mất mỹ quan. Nên trồng cỏ hoặc trải sỏi cuội để tự nhiên vừa thoát nước tốt lại hài hòa với không gian xung quanh ở những khu vực này.

Tránh đào hố đặt Tiểu quá nông

Tùy theo điều kiện địa chất từng nơi để đào hố đặt tiểu cho phù hợp nhưng tối thiểu cũng phải đào đến lớp đất tự nhiên (tối thiểu khoảng 2m sau đó đệm Cát và đất sạch sao cho cốt đặt tiểu cách mặt đất từ 1.5m trở lên), tránh đào quá nông chỉ dưới 1m chưa hết lớp đất mặt sẽ không tốt bởi đã là mộ phải ở dưới âm mới hợp lẽ tự nhiên.

Cách xây mộ đúng cách

Ngôi mộ tốt nhất là mộ được đắp bằng đất và có cỏ xanh mọc bên trên. Do mức sống xã hội tăng cao, mọi người có tâm lý xây cất những ngôi mộ đàng hoàng hơn bằng các chất liệu đá, gạch,… để thể hiện lòng thành kính. 

Cách xây mộ cải táng

Để xây mộ cải táng, cần thực hiện lần lượt những việc sau:

  • Chọn ngày – giờ – năm cải táng: Theo phong tục từ xưa, để có thể tiến hành bốc mộ cải táng thì mộ chôn phải được ít nhất 3 năm. Hiện nay, nhiều gia đình chọn cải táng sau 4 – 5 năm chôn cất do cuộc sống hiện đại và môi trường sống thay đổi.
  • Cách chọn vị trí để đặt mộ: Vị trí đặt mộ sao cho đúng theo phong thủy. 
  • Tính toán kích thước mộ cải táng chuẩn phong thủy.
  • Tính toán đô sâu huyệt mộ và kích thước huyệt cải táng
  • Tính toán kích thước tiểu quách

Cách xây mộ đôi

Nguyên tắc đặt mộ đôi: Nam tả, nữ hữu, tức là nam giới nằm ở bên trái (tượng trưng cho thanh long), nữ giới nằm ở bên phải (tượng trưng cho bạch hổ).

Xem cách xây mộ tam cấp

Cũng giống như xây mộ thông thường, mộ tam cấp cũn cần đảm bảo các yếu tố về vị trí, kích thước, hướng đặt mộ,… đúng phong thủy.

Kinh nghiệm xây mộ theo phong thuỷ
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thuỷ

Có nên xây mộ trước

Trong trường hợp con cái muốn xây mộ trước cho bố mẹ thì cần bàn bạc với các cụ. Nếu các cụ đồng ý thì nên làm. Cũng như vậy, nếu trong gia đình hoặc dòng họ muốn quy hoạch nghĩa trang và tính toán xây mộ trước cho từng thành viên thì cũng cần họp lại bàn bạc. Khu mộ gia đình được quy hoạch trước thì các ngôi mộ sau này sẽ đồng bộ với nhau.

Tóm lại nếu có điều kiện, có quỹ đất thì nên quy hoạch, thiết kế xây mộ trước. Vì sau này sẽ gặp khó khăn trong việc làm đồng bộ và rộng rãi do quỹ đất dành cho nghĩa trang càng ngày càng bị thu hẹp.

Những ngôi mộ có phong thủy đẹp

Mẫu lăng mộ xây đẹp 2020
Mẫu lăng mộ xây đẹp 2020
mo-granite-mau-den-nhap-khau
Mẫu xây mộ đôi đẹp

Trên đây là những kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy mà Công ty Cổ phần đá mỹ nghệ Ninh Bình chia sẻ với quý vị quan tâm đến lĩnh vực này có thể tham khảo và nghiệm chứng. Mỗi gia đình khi tiến hành xây mộ nên đảm bảo những yếu tố trên để có thể mang tới phong thủy tốt nhất.

Xem thêm: